Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.3: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 11.3: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức về lưu vực sông Mê Công và hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông.

- Hệ thống hoá kiến thức về các nội dung liên quan.

  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. Sông Mê Công bắt nguồn từ quốc gia nào?

A Thái Lan.                      B. Trung Quốc.

  1. Mi-an-ma. D. Lào.

Câu 2. Khu vực thượng nguồn sông Mê Công nằm trên lãnh thổ của

  1. Mi-an-ma và Thái Lan. B. Lào và Trung Quốc.
  2. Trung Quốc và Mi-an-ma. D. Mi-an-ma và Lào.

Câu 3. Thủ tục nào dưới đây không thuộc năm bộ quy tắc thủ tục của Uỷ hội sông Mê Công?

  1. Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu.
  2. Thủ tục Khai thác khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
  3. Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thoả thuận
  4. Thủ tục Giám sát sử dụng nước.

Câu 4: Hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia và giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông là hợp tác trong khai thác

  1. thuỷ sản. B. dầu khí.
  2. năng lượng tái tạo D. tài nguyên du lịch biển.

Câu 5. Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí và tự nhiên của Biển Đông?

  1. Biển Đông là vùng biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương
  2. Biển Đông gần như nằm trọn trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  3. Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia.
  4. Biển Đông là vùng biển ít xảy ra thiên tai.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

B

D

D

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

  1. Lập bảng thể hiện các đặc điểm của lưu vực sông Mê Công theo mẫu sau vào vở

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

 

Lưu lượng và chế độ nước

 

Sinh vật

 

Dân cư

 

Hoạt động kinh tế

 

  1. Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp:

1.

Yếu tố

Đặc điểm

Diện tích

- Được chia thành khu vực thượng nguồn (Trung Quốc, Mi-an-ma) và khu vực hạ lưu (Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam).

- Địa hình mà sông Mê Công chảy qua bao gồm các hẻm núi sâu, địa hình chia cắt (Trung Quốc), các đồng bằng châu thổ rộng lớn, bằng phẳng (Cam-pu-chia và Việt Nam).

- Diện tích lưu vực là 810 000 km, trải dài từ sơn nguyên Tây Tạng đến đồng bằng sông Cửu Long. Lào và Thái Lan là hai quốc gia có diện tích lãnh thổ nằm trong lưu vực lớn nhất.

Lưu lượng và chế độ nước

Tổng lượng dòng chảy trung bình năm 475 tỉ m3 và có sự phân mùa, phần thượng nguồn có mùa lũ vào mùa xuân hoặc đầu hạ (băng tuyết tan), phần hạ lưu có mùa lũ trùng vào mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11, chiếm khoảng 70 – 80% tổng lưu lượng dòng chảy cả năm)

Sinh vật

- Đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới (sau lưu vực sông A-ma-dôn), gồm các loài thực vật, cá, chim, bò sát và lưỡng cư, động vật có vú,..

Dân cư

- Có hơn 65 triệu người sinh sống ở hạ lưu, thuộc hơn 100 dân tộc khác nhau, có nền văn hoá đa dạng.

- Đô thị hoá nhanh, các đô thị lớn bao gồm Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), Viêng Chăn (Lào), Cần Thơ (Việt Nam).

Hoạt động kinh tế

- Trồng trọt đảm bảo an ninh lương thực cho 60% số dân và đóng góp khoảng 14% GDP của các quốc gia trong lưu vực. Lúa gạo là cây lương hực chính.

- Thuỷ sản chiếm khoảng 18% tổng sản lượng thuỷ sản nước ngọt Toàn cầu (khoảng 4 triệu tấn), ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Giao thông đường thuỷ: Đây là một trong những tuyến đường thuỷ nội địa quan trọng, vận chuyển người và hàng hoá. Kết nối cộng đồng, đa dạng hoá các loại hình giao thông và phục vụ phát triển kinh tế của lưu vực sông.

- Thuỷ điện: Tổng trữ năng lớn, cung cấp điện năng, điều tiết lũ, phục vụ phát triển kinh tế.

- Du lịch ngày càng phát triển

2.

Lĩnh vực

Biểu hiện

Khai thác thuỷ sản

- Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ (với Trung Quốc)

- Hợp tác nghề cá trong vịnh Thái Lan (với Thái Lan)

- Hợp tác nghề cá với các quốc gia khác (với In-đô-nê-xi-a,...) - Hợp tác với các nước ngoài khu vực Biển Đông: Na Uy, Pháp, Anh, EU,...

Khai thác dầu khí

- Thoả thuận ghi nhớ về hợp tác hoà bình trong khai thác chung dầu khí Việt Nam và Ma-lai-xi-a

- Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a

- Hợp tác thăm dò địa chấn trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Phi-líp-pin và Việt Nam

- Bản ghi nhớ về dự án đường ống dẫn khí xuyên Đông Nam Á

- Với các quốc gia ngoài khu vực Biển Đông: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Anh

Khai thác tài nguyên biển khác

- Thoả thuận, bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Phi-líp-pin và Xin-ga-po về phát triển du lịch biển

- Kí kết hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam với Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Khai thác giao thông vận tải

- Chủ trương tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

- Trao đổi dữ liệu các cảng

- Áp dụng hệ thống định vị đối với phương tiện vận tải

- Phát triển các cảng thông minh,...

 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau: Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

  1. Tìm hiểu thông tin và viết một báo cáo ngắn về vấn để suy giảm nguồn nước của sông Mê Công ở Việt Nam.
  2. Tìm hiểu một trong các Hiệp định về Biển Đông được Việt Nam kí kết với các nước có chung vùng biển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Làm bài tập Chuyên đề 1 trong Sách bài tập Địa lí
  • Đọc và tìm hiểu trước Chuyên đề 2: Một số vấn đề du lịch thế giới.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.3: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P3)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối CĐ 11.3: Một số vấn đề khu vực, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 kết nối CĐ 11.3: Một số vấn đề khu vực


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay