Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 11.3. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (4.0)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • So sánh được đặc điểm và nội dung của Cách mạng công nghiệp 4.0 với các cuộc cách mạng công nghiệp trước.
  • Phân tích được tác các động chủ yếu của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.
  • Nêu được một số xu hướng chính của Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Vận dụng được hiểu biết về Cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc định hướng nghề nghiệp và liên hệ với việc học tập.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí:

  • Nhận thức khoa học Địa lí: Giải thích được các hiện tượng và quá trình địa lí (giải thích được sự hình thành, phát triển và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới).
  • Tìm hiểu Địa lí:

+ Sử dụng các công cụ của Địa lí học: Tìm kiếm, chọn được các thông tin, văn bản phù hợp về nội dung Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như các cuộc cách mạng nghiệp trước.

+ Khai thác internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, chọn lọc, hệ thống hóa các thông tin về các cuộc cách mạng công nghiệp, tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chính của Cách mạng công nghiệp 4.0, đánh giá và sử dụng được các thông tin phù hợp.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Cập nhật thông tin và liên hệ được thực tế địa phương, đất nước về nội dung, tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức định hướng nghề nghiệp trong tương lai khi Cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng mở rộng.
  • Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, tính trung thực trong và nghiên cứu khoa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Địa lí 11.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh, sơ đồ, video về các cuộc cách mạng công nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Phiếu học tập.
  • Đường link một số trang web có nội dung liên quan:

+https://quochoi.vn/ubkhcnmt/content/tintuc/Lists/News/Attachments/444/kyyeu4.0banchuan.doc

+ https://thuvienso.quochoi.vn/handle/11742/58161

+https://thedocs.worldbank.org/en/doc/12ca65324076d674b4c9c4fa850da43-0070012021/original/World-Bank-Industry-4-0-Summit-Keynote-Vietnamese-v3.pdf

  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Địa lí 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- HS xác định được vấn đề đặt ra trong bài học.

- HS có hứng thú tìm hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến Cách mạng công nghiệp.

 - GV yêu cầu HS dựa vào sự kiến thức cá nhân nêu hiểu biết về Cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.  

- Câu trả lời của HS những hiểu biết về Cách mạng công nghiệp 4.0.  

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trò chơi: Ô chữ bí mật.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật – trả lời các câu hỏi liên quan đến Cách mạng công nghiệp.

- GV phổ biến luật trò chơi:

+  Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại.

+Đội nào tìm ra được từ khóa chủ đề sẽ được cộng 40 điểm.

- GV lần lượt nêu câu hỏi:

Câu 1 (11 chữ cái): Phát minh nào của H. Pi – xi thúc đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng điện?

Câu 2 (13 chữ cái): James Watt – nhà phát minh và kỹ sư cơ khí nổi tiếng với cải tiến công nghệ…….

Câu 3 (10 chữ cái): Ê – đi – xơn là nhà phát mình nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

Câu 4 (8 chữ cái): Máy hơi nước ra đời đã mở ra kỉ nguyên nào?

Câu 5 (4 chữ cái): Năng lượng nào được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 5 ô chữ hàng ngang và tìm ra ô chữ chủ đề.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

Câu 1: Máy phát điện.  

Câu 2: Động cơ hơi nước.

Câu 3: Động cơ điện.  

Câu 4: Cơ khí hóa.

Câu 5: Xăng.

Ô chữ chủ đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Ô CHỮ BÍ MẬT

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

M

A

Y

P

H

A

T

Đ

I

E

N

 

2

Đ

O

N

G

C

O

H

O

I

N

U

O

C

3

Đ

O

N

G

C

O

Đ

I

E

N

 

 

 

4

C

O

K

H

I

H

O

A

 

 

 

 

 

5

 

 

X

A

N

G

 

 

 

 

 

 

 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Hiện nay thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy? Nêu những hiểu biết của em về nền cách mạng công nghiệp đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về cách mạng công nghiệp.  

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đến nay thế giới đã trải đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện nay thế giới đang chịu tác động của cuộc cách công nghiệp lần thứ tư, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông tin dựa trên những thành tự về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, internet vạn vật. trí tuệ nhân tạo…

Lịch sử của các ngành công nghiệp

- GV dẫn dắt vào bài mới: Thế giới đang chịu tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Vậy Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Cuộc cách mạng này có gì khác biệt so với các cuộc cách mạng công nghiệp khác đã diễn ra trước đo? Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới và ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. NỘI DUNG CHỦ YẾU

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể tên được các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trên thế giới.

- Trình bày được quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr. 44 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quan niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục Em có biết, thông tin mục I.1 SGK tr. 44 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.

- GV đặt câu hỏi gợi mở:

+ Cách mạng công nghiệp là gì?

+ Thế giới hiện nay đã trải qua bao nhiêu cuộc cách mạng công nghiệp?

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

- GV mở rộng kiến thức, hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.44: Tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp.

   
 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để đôi tahy bộ mặt nền kinh tế nhung cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng có sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kĩ thuật.

- Từ trước tới nay nhân loại đã diễn ra 4 cuộc cách mạng công nghiệp.

- Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghệ dựa trên sự tích hợp cao độ của dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) và kết nối vạn vật (Internet of Things – IOT) vào điều hành hệ thống sản xuất một cách hiệu quả và thông minh vượt bậc.

 

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT CĐ 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối CĐ 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 kết nối CĐ 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay