Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ 11.2: Một số vấn đề khu vực Đông Nam Á (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Uỷ hội sông Mê Công
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục 2, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy trình bày lí do ra đời và mục tiêu hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn, dựa vào thông tin mục 2 và hiểu biết của bản thân để trình bày theo suy nghĩ của mình. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang Hoạt động mới. |
2: Uỷ hội sông Mê Công - Lí do ra đời: + Các thách thức suy giảm số lượng và chất lượng nguồn nước, tốc độ đô thị hoá nhanh, xây dựng nhiều đập thuỷ điện và tác động của biến đổi khí hậu. + Các nước trong lưu vực sông Mê Công cần có các giải pháp để cân bằng giữa phát triển kinh tế và duy trì sự bền vững của hệ sinh thái trên lưu vực sông. + Quá trình: Thành lập Uỷ ban Mê Công vào năm 1957; năm 1978 đổi tên thành Uỷ | ban lâm thời về điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công; năm 1995 thành lập Uỷ hội sông Mê Công (MRC). + Cơ cấu tổ chức: Hội đồng, Uỷ ban liên hợp và Ban thư kí. Các nước thành viên đã thành lập các Uỷ ban sông Mê Công quốc gia. - Mục tiêu: thúc đẩy, phối hợp quản lí và phát triển tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan một cách bền vững vì lợi ích chung của các quốc gia sông Mê Công và an sinh của cộng đồng |
Hoạt động 3: Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát các hoạt động khác nhau của Uỷ hội sông Mê Công, bao gồm: các hoạt động chung, các dự án hợp tác xuyên biên giới, các sáng kiến và chương trình hợp tác. - GV cho HS làm việc theo cặp. - GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin mục 3, hãy: + Cho biết các hoạt động chung tiêu biểu (các hoạt động xuyên biên giới và các hoạt động ở cấp độ khu vực). + Cho biết các dự án quản lí tổng hợp xuyên biên giới (các dự án song phương và tác động của dự án đến các quốc gia). + Cho biết các sáng kiến và chương trình hợp tác (các sáng kiến hợp tác tiêu biểu, các chương trình hợp tác tiêu biểu, các hoạt động giữa Uỷ hội sông Mê Công và các quốc gia có liên quan). Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu thông tin và gợi ý của GV, làm việc theo cặp và hoàn thành nhiệm vụ - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi một số HS để phát biểu ý kiến. GV ghi tóm tắt ý kiến của các HS lên bảng và yêu cầu các cặp có chung nhiệm vụ nhận xét - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mở rộng kiến thức: https://www.youtube.com/watch?v=z_M8gFYjQS0 Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang Hoạt động 4 |
3. Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê công - Các hoạt động chung tiêu biểu: + Mục tiêu chia sẻ lợi ích chung về tài nguyên nước và giải quyết những vấn đề xuyên - biên giới trong lưu vực. + Hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng các công cụ thực hành giữa các quốc gia + Cấp độ khu vực giải quyết những vấn đề, thách thức và cơ hội của lưu vực song song với các mục tiêu phát triển bên vùng của Liên hợp quốc. + Thông qua năm thủ tục về chất lượng nước, chia sẻ số liệu, giám sát sử dụng nước, duy trì dòng chảy và tham vấn sử dụng nước. + Đã đạt được 7 thành tựu trong giai đoạn 2016 – 2020. - Các dự án quản lí tổng hợp xuyên biên giới: + Mục tiêu giảm bớt căng thẳng và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, tăng cường năng lực cấp tỉnh và quốc gia liên quan đến sử dụng nước và điều phối, tạo ra khung thể chế tốt hơn..... + Dự án Quản lí tổng hợp tài nguyên nước sông Mê Công. + Xây dựng năm dự án song phương quản lí thuỷ sản, đất ngập nước, châu thổ, hồ và lưu vực sông - Các sáng kiến và chương trình hợp tác: + Các sáng kiến hợp tác tiêu biểu sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu (CCAD), sáng kiến phát triển thuỷ điện bên vùng (ISH) + Các chương trình hợp tác tiêu biểu chương trình nông nghiệp và thuỷ lợi (AIP), chương trình quản lí hạn hán (DMP), chương trình môi trường (EP), chương trình thuỷ sản (FP), chương trình giao thông thuỷ (NAP),... + Các hoạt động giữa Uỷ hội sông Mê Công và các quốc gia có liên quan: hợp tác Mê Công – Lan Thương, quan hệ đối tác Mê Công – Hoa Kỳ, hợp tác Mê Công – Nhật Bản, hợp tác Mê Công – Hàn Quốc, hợp tác Mê Công – sông Hằng (Ấn Độ),... |
Hoạt động 4: Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần 4, kết hợp hiểu biết của bản thân, nêu khái quát các biểu hiện về vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, tìm các ví dụ minh hoạ vai trò của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện một số HS đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang Hoạt động mới. |
4. Vai trò của Việt Nam trong Uỷ hội sông Mê Công. - Việt Nam đã thành lập Uỷ ban sông Mê Công vào ngày 18/ 9 / 1978, bao gồm Tiểu ban ưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực sông Sê San - Srêpôk. Sau hơn 40 năm hoạt động Uỷ hội sông Mê Công Việt Nam đã thể hiện vai trò trong nhiều hoạt động |
Hoạt động 5 : Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông
- Trình bày được các biểu hiện của sự hợp tác về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
- HS đánh giá được các biểu hiện của sự hợp tác về khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
- Nhận xét được bản đồ thể hiện tài nguyên thiên nhiên và bản đồ khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng bản đồ tài nguyên Biển Đông ở khu vực Đông Nam Á và bản đồ khai thác tài nguyên thiên nhiên và giao thông vận tải ở Biển Đông khi tổ chức dạy học nội dung này. - GV có thể dùng PPDH nhóm kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về biểu hiện và đánh giá trong hợp tác về một lĩnh vực cụ thể: + Nhóm 1: tìm hiểu về hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên + Nhóm 2: tìm hiểu về hợp tác trong phát triển giao thông vận tải + Nhóm 3: tìm hiểu về hợp tác trong bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng - GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1, 2, 3, hoàn thành nội dung phiếu học tập thể hiện việc hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin, thảo luận nhóm để thống nhất nội dung phiếu học tập nhóm mình và chuẩn bị trình bày trước lớp. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh để HS thực hiện báo cáo - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm, đánh giá và tổng hợp kiến thức của mỗi nhóm và tất cả các nhóm. Đây là bảng gợi ý nội dung, GV có thể linh động tuỳ tình hình lớp học để thực hiện Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
II. Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông |
Lĩnh vực |
Biểu hiện |
Đánh giá |
Khai thác tài nguyên thiên nhiên |
- Hợp tác về khai thác thuỷ sản: + Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ + Hợp tác nghề cá trong vịnh Thái Lan + Hợp tác nghề cá với các quốc gia khác + Hợp tác khai thác khoáng sản: + Hợp tác trong khai thác dầu khí + Hợp tác trong khai thác năng lượng tái tạo - Hợp tác trong khai thác tài nguyên du lịch biển: + Việt Nam đã kí thoả thuận, bản ghi nhớ với Phi-líp-pin và Xin-ga-po về phát triển du lịch tàu biển. + Việt Nam kí hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam với Thái Lan và Cam-pu-chia. - Hợp tác trong bảo vệ tài nguyên biển: bảo vệ giống, loài thuỷ sản; chống rác thải biển; xử lí vấn nạn rác thải; chống đánh bắt thuỷ sản trái phép |
Hợp tác trong khai thác tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, cả song phương và đa phương. Các hợp tác này có vai trò quan trọng, vừa góp phần khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa góp phần duy trì sự hoà bình, hữu nghị giữa các nước có chung vùng biển. |
Phát triển giao thông vận tải |
- Các hợp tác thể hiện trong Hiến chương ASEAN + Thi hành các điều ước của Công ước về giao thông hàng hải quốc tế, duy trì và tổ chức các hội nghị, xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN,.. + Tăng cường phối hợp trong công tác vận tải biển, nâng công suất của các cảng trong ASEAN, cải thiện hệ thống định vị và phương tiện an toàn,... + Tăng cường kí kết các hiệp định hàng hải, vận tải biển, xây dựng mạng lưới kết nối các hoạt động cùng tham gia dịch vụ giao thông vận tải biển,... + Hợp tác đường hàng không trên Biển Đông - Hợp tác phát triển hành lang ven biển các tỉnh phía nam của Việt Nam với Cam-pu-chia và Thái Lan (CVTEC) - Các kí kết giữa ASEAN với các quốc gia Đông Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc,... |
Hợp tác trong phát triển giao thông vận tải khá đa dạng. Các hợp tác này góp phần gia tăng sự an toàn, an ninh về hàng hải, hàng không trên Biển Đông và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của các nước ven Biển Đông |
Bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng |
Hợp tác kí kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) - Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - Các hình thức hợp tác khác |
Các hợp tác này là cần thiết, góp phần nhằm giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định trong khu vực, qua đó thúc đẩy các quốc gia cùng phát triển. |
-------------------------------Còn tiếp-------------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Địa lí 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối CĐ 11.2: Một số vấn đề khu vực, soạn giáo án chuyên đề Địa lí 11 kết nối CĐ 11.2: Một số vấn đề khu vực