Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 1: Di sản văn hoá. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát và đưa ra thông tin về một số hình ảnh về di sản, di tích.
- GV yêu cầu HS nêu tên ti sản, di tích ứng với từng hình ảnh:
+ Hình 1:
+ Hình 2:
+ Hình 3 :
+ Hình 4:
+ Hình 5:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát các hình ảnh GV trình chiếu, kết hợp lắng nghe thông tin về các di sản, di tích; vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS lần lượt nêu tên di sản di tích:
+ Hình 1: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Hình 2: 82 bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
+ Hình 3: Thành nhà Hồ.
+ Hình 4: Vịnh Hạ Long.
+ Hình 5: Quần thể danh thắng Tràng An.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những di tích, di sản mà chúng ta vừa quan sát chính là một trong những di sản văn hóa thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, là “dấu gạch nối ” giữa quá khứ và hiện tại. Vậy di sản văn hoá là gì? Cách phân loại và xếp hạng ra sao? Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị đặc sắc của di sản văn hoá được thực hiện như thế nào? Đó là những vấn đề em sẽ được tìm hiểu qua chuyên đề này khi cùng khám phá một số di sản văn hoá và di sản thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam. Chúng ta cùng vào bài học – Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
Hoạt động 1: Khái niệm di sản văn hóa
- Khai thác được tư liệu 2.1 đến 2.5 để tìm hiểu khái niệm di sản văn hoá.
- Biết và giải thích được khái niệm di sản văn hoá.
- Biết tìm hiểu qua các phương tiện thông tin một số di sản văn hoá Việt Nam.
- Nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá: tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, nhân loại được kế thừa từ các thế hệ trước cho các thế hệ mai sau.
- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về các di sản văn hoá, di tích lịch sử tiêu biểu của địa phương và Việt Nam.
- Nhóm 1: Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Hãy kể tên một số di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng ở địa phương em.
- Nhóm 2: Nêu ý nghĩa giá trị của di sản văn hoá. Hãy chọn một di sản văn hoá của quê hương em và nêu những giá trị tiêu biểu của di sản đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm chuyên gia. - GV yêu cầu HS: + Đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 2.2 – 2.5 SGK tr19-21 để tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa giá trị của di sản văn hóa . + Đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 2.17 – 2.14 để tìm hiểu về phân loại và xếp hạng di sản văn hóa. Vòng 1: Nhóm chuyên gia - GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: + Nhóm 1: Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Hãy kể tên một số di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng ở địa phương em. + Nhóm 2: Nêu ý nghĩa giá trị của di sản văn hoá. Hãy chọn một di sản văn hoá của quê hương em và nêu những giá trị tiêu biểu của di sản đó.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 2 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, sao cho mỗi nhóm đều có các thành viên đến từ 2 nhóm chuyên gia. - GV hướng dẫn HS lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Vòng 1: Nhóm chuyên gia – Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trao đổi, thống nhất đáp án. - Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng trong Phiếu học tập số 1. - GV theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhân xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm, ý nghĩa giá trị của di sản văn hóa . - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Di sản văn hóa Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động 1.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
DI SẢN VĂN HÓA |
Khái niệm |
- Là hệ thống những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần, mang tính đặc trưng của một nền văn hoá cụ thể, được lưu giữ và trao truyền qua các thế hệ. - Trải qua sự“thẩm định của thời gian”, khẳng định các giá trị tiêu biểu và tinh tuý, mang tính bền vững, được cộng đồng thừa nhận và được phân loại theo các tiêu chí quy định. |
Ý nghĩa |
- Luật Di sản văn hoá Việt Nam (năm 2013) khẳng định: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. - Các giá trị của di sản văn hoá thể hiện trên các phương diện sau: + Kinh tế: hệ thống các điểm đến bao gồm những di sản tự nhiên, di sản văn hoá mang dấu ấn đặc trưng, luôn luôn thu hút du khách trong và ngoài nước. + Khoa học, lịch sử, văn hoá: mang thông điệp của quá khứ, giúp con người nhận diện được quá khứ, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. + Giáo dục: phản chiếu trí tuệ và tâm hồn các thế hệ đi trước, là nguồn tài nguyên tri thức vô tận để thực hiện mục tiêu “học tập suốt đời” và xây dựng “xã hội học tập”. + Hội nhập, giao lưu: di sản văn hoá là hiện thân của bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị lan toả, góp phần làm phong phú văn hoá nhân loại, đặc biệt nếu di sản đó được ghi danh là di sản văn hoá thế giới. + Gắn kết dân tộc: nền tảng tinh thần của một quốc gia, kết tinh những giá trị của truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần gắn kết dân tộc, thu hút tình cảm của người dân khi sống xa Tổ quốc. |
Hoạt động 2: Thực hành phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
- Khai thác được tư liệu 2.6 đến 2.14, tìm hiểu về cách thức phân loại và xếp hạng di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Biết các cách phân loại di sản, xếp hạng di sản và các di sản được xếp hạng ở địa phương.
- Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hoá.
- Tự phân loại được các di sản, di tích và giải thích được sự phân loại đó.
- Nhận thức được tầm quan trọng và biết trân trọng các giá trị văn hoá của các di sản, di tích.
- Đánh giá được ý nghĩa của một số di sản, di tích tiêu biểu.
- Chăm chỉ: Tích cực đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về các di sản văn hoá, di tích lịch sử tiêu biểu của địa phương và Việt Nam.
- Trách nhiệm: Biết được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, quốc gia trong việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 chân trời CĐ 2 Bài 1: Di sản văn hoá, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 1: Di sản văn hoá