Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST CĐ 2 Bài: Luyện tập - Vận dụng

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài: Luyện tập - Vận dụng. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức căn bản; kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.

- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.

- Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

  1. Nội dung : GV cho HS thảo luận theo các nhóm, yêu cầu các nhóm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, kiến thức thực tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam để trả lời câu hỏi 1, 3, 4 phần Luyện tập SGK tr.42.
  2. Sản phẩm:

- Giải thích câu nói Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Trình bày, phân tích mục tiêu phát triển bền vững trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Vai trò của nhà trường trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

  1. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Tại sao nói Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

+ Nhóm 3, 4: Em hiểu mục tiêu phát triển bền vững trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như thế nào?

+ Nhóm 5, 6: Theo em, nhà trường có vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, kiến thức thực tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam để thảo luận và thống nhất đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời, trình bày kết quả thảo luận.

+ Nhóm 1, 2: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

  • Lịch sử và văn hoá Việt Nam không chỉ được lưu giữ trong sử sách, mà còn hiện diện qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hoá và kho tàng di sản văn hoá phi vật thể với những giá trị vật chất, tinh thần, văn hoá - nghệ thuật, khoa học to lớn. Di tích lịch sử - văn hoá hiện diện trước chúng ta như là một dấu mốc, ẩn chứa dưới cái vỏ vật chất là giá trị tinh thần to lớn mà ở đó, thế hệ ngày hôm nay có thể nhận biết và học hỏi được từ trong đó những chỉ dẫn về chặng đường phát triển của lịch sử, của đất nước, những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm thành công và hạn chế của lịch sử, sự hy sinh, những tấm gương về lòng yêu nước, chống ngoại xâm, giàu nghĩa khí, tận trung với nước với dân, những bậc hiền tài,... Chúng ta có thể học hỏi được từ trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đồ sộ những giá trị về lịch sử, những bài học quý giá về cách ứng xử, những truyền thống tốt đẹp (truyền thống yêu quê hương, đất nước, “uống nước nhớ nguồn” chống áp bức, chống ngoại xâm, giàu nghĩa khí, tôn vinh việc học hành, truyền thống khéo tay hay nghề, nếp sống thanh lịch...); những tri thức sâu sắc và phong phú về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật; những tập tục, sự phong phú về đời sống tâm linh đậm tính nhân văn và bản sắc dân tộc... Đó chính là những chất liệu sống động, có tính kết dính ở tầm sâu, có tính lan tỏa và hội tụ để tạo thành một nguồn lực cho mỗi người, cho phát triển bền vững.
  • Luật Di sản văn hoá đã xác định: Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của dị sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
  • Di sản văn hoá Việt Nam kết tinh trái tim và khối óc của nhiều thế hệ, truyền lại từ đời này qua đời khác. Tìm về các di sản văn hoá là tìm về cội nguồn của tổ tiên, của hồn thiêng dân tộc. Đất nước Việt Nam tự hào với “kho báu” di sản khổng lồ cả về vật thể và phi vật thể. Đó là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vì vậy trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thuộc về từng cá nhân, cộng đồng, của các thể hệ hôm nay và mai sau.

+ Nhóm 3, 4: Mục tiêu phát triển bền vững trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá:

  • Một là, con người là trung tâm, là mục tiêu của phát triển bền vững.
  • Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, cả vật thể và phi vật thể, phải hướng tới cộng đồng hiện đang sống trong khu vực di sản và cộng đồng là du khách đến tham quan đi sản. Trong cái vỏ vật chất của di tích lịch sử - văn hoá đều hàm chứa những giá trị to lớn về di sản văn hoá phi vật thể, mà cộng đồng chính là người sở hữu, bảo tồn, trao truyền và thực hành di sản.
  • Di tích lịch sử - văn hoá đến từ quá khứ, nhưng không đơn thuần chỉ là quá khứ mà phải mang hơi thở của thời đại, phải thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống đương đại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản này chính là sự đóng góp cho phát triển bền vững.
  • Trong quá trình triển khai các dự án bảo tồn di sản, cần đặt ra nhiệm vụ nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị của di tích cho cộng đồng sở tại để cộng đồng tham gia có trách nhiệm vào công tác bảo vệ; đào tạo tại chỗ những người dân có tay nghề, có kiến thức hiểu biết về di tích trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo tồn hoặc hướng dẫn du khách tham quan di tích, thực hành các trải nghiệm du lịch sinh thái; đồng thời khuyến khích cộng đồng tạo ra những sản phẩm đặc thù, riêng có của địa phương để phục vụ du khách, thông qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân sở tại.
  • Cần có cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng từ hoạt động bảo tồn và khai thác các nguồn tài nguyên, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động phát triển đa dạng sinh học, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng sống trong khu vực di sản.
  • Hai là, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt lò tài nguyên không thể tái tạo.
  • Di tích lịch sử - văn hoá cũng là một loại “tài nguyên” không thể tái tạo. Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di tích là bằng nhiều giải pháp kĩ thuật cổ truyền và khoa học – công nghệ hiện đại giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”.
  • Mỗi loại hình di sản văn hoá cần có cách tiếp cận và phương pháp bảo tồn đặc thù, nhưng chắc chắn không thể thiếu phương pháp nghiên cứu liên ngành, thậm chí xuyên ngành. Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá không chỉ được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội (sử học, khảo cổ học, dân tộc học, Hán Nôm, văn hoá dân gian, mĩ thuật, kiến trúc,...), mà nhiều ngành khoa học tự nhiên (vật lí, hoá học, sinh học, địa chất, xây dựng,...) cũng góp phần không nhỏ. Bởi vậy, để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dưới tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, những tổ chức trực tiếp quản lí di sản cần chủ động xây dựng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học có tính liên ngành, tìm ra các giải pháp khoa học nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu một cách có hiệu quả để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững.
  • Ba là, hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.
  • Một đặc điểm nổi bật của di tích lịch sử - văn hoá ở nước ta là rất đa dạng, phong phú về mặt loại hình (đình, đền, chùa, miếu, thành quách, lăng tẩm, đền tháp, cung điện, nhà cổ, di tích cách mạng, kháng chiến,...) và về chất liệu (gạch, đá, gỗ, tre, nứa, lá,...), trong đó, tuyệt đại đa số là chất liệu hữu cơ, rất dễ bị biến dạng, nấm mốc, mối mọt, hư hỏng, xuống cấp, sụp đổ do thời tiết nhiệt ẩm, mưa bão, lũ lụt, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu trong nhiều năm gần đây.
  • Nhiệm vụ bảo tồn, kéo dài “tuổi thọ” di tích lịch sử - văn hoá - một loại “tài nguyên không thể tái tạo” trong điều kiện biến đổi khí hậu khó lường như hiện nay là một thách thức to lớn đối với thế hệ chúng ta ngày hôm nay. Bên cạnh việc áp dụng những kinh nghiệm, phương pháp bảo tồn truyền thống và ứng dụng phương pháp khoa học - công nghệ hiện đại, cần nghiên cứu triển khai số hoá dữ liệu về dị tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh để có thể khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu mở phục vụ công tác quản lí, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
  • Bốn là, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
  • Việt Nam được xếp vào loại có tính đa dạng sinh học cao. Trong số các di sản thiên nhiên có 3 di sản được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long được ghi danh 2 lần (lần thứ nhất - năm 1994 về vẻ đẹp, lần thứ hai - năm 2000 về địa chất địa mạo, và hiện nay thành phố Hải Phòng đang cùng với tỉnh Quảng Ninh xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới về đa dạng sinh học). Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng được UNESCO ghi danh 2 lần (lần thứ nhất - năm 2003 về địa chất địa mạo, lần thứ hai - năm 201 5 về đa dạng sinh học). Quần thể danh thắng Tràng An gồm 3 bộ phận hợp thành giá trị nổi bật toàn cầu là giá trị về địa chất địa mạo - cảnh quan, giá trị rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư và giá trị lịch sử - văn hoá.
  • Việt Nam còn có các khu dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO ghi danh, các khu di sản thiên nhiên của ASEAN,...
  • Năm là, tăng cường NL quản lí và phát triển nguồn nhân lực phát triển bền vững.
  • Mục tiêu hướng tới của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí và chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao, một đội ngũ thợ lành nghề được trang bị và nắm vững những quy định của Luật Di sản văn hoá và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cũng như những quy định của Công ước và Hiến chương quốc tế về Di sản thế giới.
  • Do đặc điểm và tính đặc thù của nguồn nhân lực tham gia hoạt động quản lí, bảo tồn di sản là tính đa nguồn về các lĩnh vực mà người học đã được đào tạo tại các trường đại học (kiến trúc, xây dựng, vật lí, hoá học, tin học, sử học, văn hoá học, mĩ thuật, nhân học, khảo cổ học, sinh học, văn hoá dân gian,..), nghệ nhân, thợ lành nghề, nền chương trình học, cách học, thời gian học phải được thiết kế một cách khoa học. Hết sức chú ý đào tạo thợ lành nghề truyền thống phục vụ công tác bảo tồn di tích, kĩ năng thực hành, hướng dẫn và trao đổi trực tiếp với người học tại di tích (“hội thảo đầu bờ”); sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại vào công tác quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

+ Nhóm 5, 6:

  • Những giá trị sáng tạo của con người trải qua nhiều thế hệ hình thành văn hoá. Con người luôn luôn có ý thức giữ gìn văn hoá như giữ gìn chính sự sống của mình. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển văn hoá trở thành nhu cầu chính đáng, là quyền sống của con người.
  • Giáo dục công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá cho HS trong các trường phổ thông gắn kết học với thực hành, hình thành nhân cách, phát triển lòng yêu nước và ý thức dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá có thể được thực hiện thông qua việc tích hợp trong các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật và các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
  • Các phương pháp được sử dụng phố biến là: tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan, khảo sát tìm hiểu thực tế tại các di sản; tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS như sưu tầm ca dao, dân ca các dân tộc, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc, học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, tìm hiểu văn hoá ẩm thực của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, tổ chức lễ hội các dân tộc trên đất nước Việt Nam, tổ chức các hội thi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, hội diễn văn nghệ, thi trình diễn trang phục dân tộc, trưng bày bản sắc văn hoá của các dân tộc, thực hành các nghề thủ công truyền thống, liên hoan văn nghệ và trò chơi dân gian.
  • Đối với giáo dục phổ thông, các trường học có thể giáo dục công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá thông qua chương trình giáo đục địa phương, tích hợp vào các môn học, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với thực tế của từng trường học, giới thiệu các di sản văn hoá tiêu biểu (làn điệu dân ca, trò chơi dân gian,...) cho HS trong các hoạt động tập thể, ngoại khoá.
  • Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia của cộng đồng đối với hoạt động giáo dục thông qua việc mời các trí thức địa phương, nghệ nhân, nghệ sĩ, người có uy tín trong cộng đóng tham gia hoạt động truyền dạy văn hoá truyền thống cho HS của nhà trường, xây dựng mô hình” Trường học gần với di sản văn hoá”; “Trải nghiệm học tập tại di sản” “Đưa bảo tàng về trường học” qua đó giáo dục HS biết trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc; bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và tấm lòng biết ơn công đức tổ tiên, từ đó biết nỗ lực học tập để xứng đáng với truyền thống của cha ông.
  • Xây dựng nếp sống văn hoá trong trường theo nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc trên đất nước Việt Nam (trang phục, giao tiếp, ứng xử...). Việc giữ gìn bản sắc văn hoá cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước...
  • Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức để GV, HS có thông tin về ý thức tự giác trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hoá của dân tộc, phát huy di sản văn hoá gần với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc đối với di sản văn hoá, ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống gắn với tiếp thu những giá trị tiến bộ trong văn hoá của các dân tộc khác.
  • Tổ chức các buổi triển lãm, toạ đàm, hội thi trang phục truyền thống và thuyết minh về trang phục truyền thống, tìm hiểu tỉnh hoa ẩm thực Việt, các làn điệu dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian vào hoạt động dự án, trải nghiệm,... của bộ môn, làm phong phú cách thức dạy học qua di sản văn hoá. Qua đó, giúp H5 có điều kiện giao lưu, học hỏi, nâng cao ý thức giữ gìn, trân trọng những nét đẹp truyền thống của dân và nỗ lực học tập tốt, để sau này đóng góp công sức xây dựng quê hương.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức căn bản; kĩ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức.

- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.

- Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).

  1. Nội dung : GV cho HS thảo luận theo các nhóm, yêu cầu các nhóm vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, kiến thức thực tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam để trả lời câu hỏi bài tập 2 phần Vận dụng SGK tr.42.
  2. Sản phẩm: Dự án trải nghiệm thực tế về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
  3. Tổ chức thực hiện

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST CĐ 2 Bài: Luyện tập - Vận dụng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 chân trời CĐ 2 Bài: Luyện tập - Vận dụng, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài: Luyện tập - Vận dụng


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay