Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
- Khai thác được tư liệu 2.18 đến 2.21, tìm hiểu về việc bảo tồn và phát huy giá trị của một số di sản văn hoá, di tích lịch sử chủ yếu.
- Giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hoá.
- Phân tích được cơ sở khoa học của công tác bảo tồn; mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá; trình bày được vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan.
- Nhận thức được tầm quan trọng và biết trân trọng các giá trị văn hoá của các di sản, di tích. Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và phát huy các di sản ở địa phương và của đất nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập. - GV tổ chức cho các nhóm hoạt động nhóm đọc sách chuyên đề, tìm hiểu nội dung hoạt động và tìm câu trả lời cho Phiếu học tập số 4. + Nhóm 1, 2: Bảo tồn di sản văn hoá là gì? Theo em, việc phát huy giá trị di sản văn hoá có mâu thuẫn với công tác bảo tồn hay không? Hãy giải thích.
+ Nhóm 3, 4: Quan sát sơ đồ 2.19, nêu các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò như thế nào trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá?
+ Nhóm 5, 6: Thành tựu của khoa học sẽ hỗ trợ như thế nào cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản? Nêu vai trò và trách nhiệm của các nhóm chủ thể liên quan tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đọc, khai thác thông tin kênh hình, kênh chữ mục II SGK tr.25-28, thảo luận và thống nhất câu trả lời. - GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày lần lượt những nội dung sau: + Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. + Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. + Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bảo tồn và phát huy giá trị di sản. - GV chuyển sang nội dung mới. |
3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 4 bên dưới hoạt động 3. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
|
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA |
Bảo tồn di sản văn hóa |
- Bảo tồn di sản là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. - Phát huy giá trị di sản văn hoá là những hoạt động nhằm khai thác những giá trị tiềm ẩn của di sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đem đến những giá trị vật chất và tinh thần cho con người. |
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa |
- Việc phát huy giá trị di sản văn hoá có lúc mâu thuẫn với công tác bảo tồn. Nếu không nhận thức đúng sẽ dẫn đến hiện tượng tu bổ nhưng làm sai lệch giá trị nguyên bản của di sản; hoặc quá chú trọng tới yếu tố khai thác nhưng làm cho di sản bị biến đổi, bào mòn, xuống cấp. - Muốn bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có hiệu quả là phải nghiên cứu và xác định những giá trị tiêu biểu của di sản về lịch sử, văn hoá, khoa học, thẩm mĩ, sau đó tìm giải pháp để giữ gìn lâu dài và khai thác sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. - Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá luôn gắn kết chặt chẽ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Bảo tồn di sản thành công thì mới phát huy được các giá trị văn hoá. Ngược lại, phát huy tốt các giá trị di sản văn hoá cũng là cách để bảo tồn di sản, nâng cao ý thức trách nhiệm của xã hội đối với việc bảo tồn di sản văn hoá. |
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa |
- Công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá là một hoạt động mang tính khoa học chuyên sâu. Nếu không nhận thức đúng sẽ dẫn đến hiện tượng tu bổ nhưng làm sai lệch giá trị nguyên bản của di sản; hoặc quá chú trọng tới yếu tố khai thác nhưng làm cho di sản bị biến đối, bào mòn, xuống cấp. - Mỗi loại hình di sản văn hoá cần có cách tiếp cận và phương pháp bảo tồn đặc thù, dựa trên kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội. Việc xác định giá trị di sản, bảo tồn và phát huy những giá trị đó phải dựa vào cơ sở lí thuyết chuyên ngành, quy định của các công ước quốc tế. |
Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan |
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá cần có sự phối hợp giữa các bên, phát huy được vai trò và trách nhiệm của bốn nhóm chủ thể, bao gồm: nhà quản lí, nhà đầu tư, nhà khoa học và cộng đồng cư dân. |
Vai trò của cộng đồng dân cư |
- Cộng đồng cư dân là chủ sở hữu di sản, tham gia thực hành di sản, cùng chia sẻ lợi ích; có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy tài nguyên văn hoá tại địa phương. - Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, cả vật thể và phi vật thể, phải hướng tới cộng đồng hiện đang sống trong khu vực di sản và cộng đồng là du khách đến tham quan di sản. - Trong cái vỏ vật chất của di tích lịch sử - văn hoá đều hàm chứa những giá trị to lớn về di sản văn hoá phi vật thể, mà cộng đồng chính là người sở hữu, bảo tồn, trao truyền và thực hành di sản. Trong Công ước UNESCO 2003 về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể đã ghi nhận rằng: Các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì, thực hành và tái tạo di sản văn hoá phi vật thể, từ đó làm giàu thêm sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người. - Di tích lịch sử - văn hoá đến từ quá khứ, nhưng không đơn thuần chỉ là quá khứ mà phải mang hơi thở của thời đại, phải thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ của đời sống đương đại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản này chính là sự đóng góp cho phát triển bền vững. Trong quá trình triển khai các dự án bảo tồn di sản, cần đặt ra nhiệm vụ nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giá trị của di tích cho cộng đồng sở tại để cộng đồng tham gia có trách nhiệm vào công tác bảo vệ; đào tạo tại chỗ những người dân có tay nghề, có kiến thức hiểu biết về di tích trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo tốn hoặc hướng dẫn du khách tham quan di tích, thực hành các trải nghiệm du lịch sinh thái; đồng thời khuyến khích cộng đồng tạo ra những sản phẩm đặc thù, riêng có của địa phương để phục vụ du khách, thông qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân sở tại. - Đối với cộng đồng sống trong khu vực di sản thiên nhiên, bên cạnh việc tạo điều kiện, khuyến khích cộng đồng vận dụng những kinh nghiệm, trì thức truyền thống mà họ tích luỹ được trong việc bảo vệ, khai thác nguồn lợi từ rừng, cấn có cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng từ hoạt động bảo tồn và khai thác các nguồn tài nguyên, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động phát triển đa dạng sinh học, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng sống trong khu vực di sản. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 chân trời CĐ 2 Bài 2: Bảo tồn và phát, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo CĐ 2 Bài 2: Bảo tồn và phát