Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858. giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Phát triển năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.
- Quốc huy là gì? Quốc huy được sử dụng như thế nào?
- Ai là tác giả chế tạo Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Ý nghĩa của các biểu tượng trên Quốc huy là gì?
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Quốc huy, tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Quốc huy là gì? Quốc huy được sử dụng như thế nào?
+ Ai là tác giả chế tạo Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà? Ý nghĩa của các biểu tượng trên Quốc huy là gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh Quốc huy, thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi có liên quan đến Quốc huy mà GV đưa ra.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:
+ Quốc huy “Huy hiệu của Quốc gia một trong những biểu tượng của một nhà nước.
+ Quốc huy là một biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của nhà nước đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như tiền tệ, hộ chiếu, giấy tờ.
+ Họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa. Ý nghĩa của các biểu tượng trên Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:
- GV mời đại diện HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Từ khi giành độc lập ở thế kỉ X đến nay, Việt Nam đã trải qua các giai đoạn nhà nước phong kiến rồi nhà nước dân chủ với hệ thống tổ chức có mô hình, đặc điểm khác nhau như thế nào? Phương thức quản lí ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua Chuyên đề 3 – Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.
Hoạt động 1: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858
- Quan sát các hình 3.3, 3.4, 3.6 trong sách chuyên đề trang 44, 46, 47, tìm hiểu các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn.
- Hiểu rõ các khái niệm: chế độ quân chủ quý tộc, quân chủ chuyên chế quan liêu, quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- Phân tích được các mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý - Trần, Lê sơ và thời Nguyễn. Qua đó so sánh tìm ra điểm chung và khác biệt để thấy được quá
trình củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
- HS tìm hiểu những nội dung cơ bản trong 2 bộ luật tiêu biểu của nhà nước phong kiến là Quốc triều hình luật (thời Lê sơ) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn). So sánh 2 bộ luật để nhận thức được điểm tiến bộ của mỗi bộ luật.
- Phân tích được các điểm tiến bộ của các bộ luật cổ: Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
- Trân trọng, biết kế thừa những thành tựu xây dựng nhà nước và pháp luật thời
phong kiến.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để đánh giá những thành tựu, hạn chế của bộ máy nhà nước và pháp luật thời quân chủ, chỉ ra những giá trị tích cực, tiến bộ có thể kế thừa trong hiện tại.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo 3 nhóm, mỗi nhóm điền sẵn câu trả lời vào ô số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.
- Gv hướng dẫn HS hoàn thành bảng so sánh những điểm giống và khác biệt của hai bộ luật Hồng đức và Gia Long vào Phiếu học tập số 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà theo 3 nhóm, mỗi nhóm điền sẵn câu trả lời vào ô số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1. + Nhóm 1: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời Lý - Trần · K: Nhà nước thời Lý - Trần tổ chức như thế nào? Tiến hành tuyển chọn quan lại như thế nào? Thời Lý - Trần bảo vệ nhà nước và giai cấp thống trị bằng cách nào? · W: Thể chế nhà nước thời Lý - Trần là thể chế gì? Thể chế này kết hợp các nguyên tắc gì? Em có biết gì về các bộ luật tiêu biểu của thời Lý - Trần? + Nhóm 2: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời Lê sơ · K: Nhà nước thời Lê sơ tổ chức như thế nào? Tiến hành tuyển chọn quan lại như thế nào? Thời Lê sơ bảo vệ nhà nước và giai cấp thống trị bằng cách nào? · W: Thể chế nhà nước thời Lê sơ là thể chế gì? Thể chế này có những đặc điểm gì? Em biết gì về vua Lê Thánh Tông và bộ luật Hồng Đức? + Nhóm 3: Tìm hiểu về nhà nước và pháp luật thời Nguyễn · K: Nhà nước thời Nguyễn tổ chức như thế nào? Bộ máy nhà nước Trung ương và địa phương thời Nguyễn khác thời Lý - Trần và Lê sơ như thế nào? Thời Nguyễn đã bảo vệ quyền lực của nhà vua và giai cấp thống trị như thế nào? · W: Thể chế nhà nước thời Nguyễn là thể chế gì? Thể chế này có những đặc điểm gì? Em biết gì về Bộ Hoàng Việt luật lệ?
- GV thu Phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ô K,W ở nhà. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS chưa biết về bài học: + Tính chất và đặc điểm nhà nước: · Theo em, vì sao lại khẳng định bộ máy nhà nước thời Lý - Trần mang tính chất quân chủ quý tộc? · Qua nội dung bài học và Dụ hiệu định quan chế của vua Lê Thánh Tông năm 14717 em có nhận xét gì về đặc điểm và tính chất của bộ máy nhà nước thời Lê sơ? + Cơ cấu nhà nước: · Sự phân tầng trung ương của thời Lê sơ và thời Nguyễn khác thời Lý - Trần ở điểm nào? (Không còn cấp quan đại thần). · Điểm này thể hiện điều gì? (Mức độ tập trung quyền lực vào nhà vua ngày càng cao). · Các cấp ở địa phương thời Lý - Trần và thời Nguyễn có mấy bậc? Điểm giống nhau trong các cấp địa phương của 3 triều đại là gì? Ý nghĩa của điểm giống nhau đó là gì? (Cấp cơ sở đều là cấp xã. Từ đó vấn đề quyền tự trị làng xã ảnh hưởng đến sự tập trung quyền lực vào tay vua.
+ Sự thay đổi quyền lực của nhà vua: Ấn triện và mũ thượng của vua triều Nguyễn thể hiện điều gì?
(2 vật thể hiện quyền lực của nhà vua. Triều Nguyễn là thời kì quyền lực chuyên chế của nhà vua và tính tập quyền trung ương đạt cao độ). - GV hướng dẫn tìm hiểu những kiến thức chưa biết về bài học vào Phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo 3 nhóm. Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 3.2 – 3.6 và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 1. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện đồng loạt: Đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 3.7-3.9 SGK tr.47-49 và trả lời câu hỏi: Tìm những điểm giống và khác biệt của hai bộ luật Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ theo bảng mẫu sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành nốt câu trả lời câu hỏi: Qua các hoạt động và 2 bảng so sánh: + Em hiểu thế nào về thể chế quân chủ quý tộc, quân chủ chuyên chế quan liêu, quân chủ chuyên chế tập quyền? + Tính chất bộ máy nhà nước thời phong kiến thay đổi như thế nào? + Những điểm tiến bộ của 2 bộ luật có ảnh hưởng thế nào cho đến nay? à HS hoàn thành 2 ô K, W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo 4 nhóm. Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 3.7-3.9 SGK tr.47-49, hoàn thành Phiếu học tập số 2. - Hoàn thành Phiếu học tập số 1 trong quá trình học tập chủ đề. - GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận theo Phiếu học tập số 2. - GV thu Phiếu học tập số 1 (phần L, H). - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có) cho phần trả lời của nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858: + Quản lí đất nước bằng pháp luật là một bước tiến có tín nhảy vọt trong lịch sử nhân loại. Ở Việt Nam, triều Lý được xem là triều đại đã khai sinh pháp luật thành văn, đặt nền tảng cho sự phát triển của nền pháp luật Việt Nam. + Các triều đại Trần, Hồ, Lê sơ, Lê trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn đều đạt nhiều thành tựu về luật pháp. Trong số những bộ luật được biên soạn dưới thời phong kiến, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ là những bộ luật tiêu biểu nhất. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước năm 1858 1. Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động.
2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858 Đính kèm Phiếu học tập số 2 bên dưới hoạt động. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhà nước |
Lý – Trần |
Lê sơ |
Nguyễn |
Tính chất |
Xây dựng theo thể chế nhà nước quân chủ qúy tộc, là thể chế kết hợp giữa nguyên tắc đề cao quyền lực của nhà vua và nguyên tắc liên kết dòng họ. |
Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế quan liêu. |
Bộ máy nhà nước quản chủ chuyên chế được củng cố, hoàn thiện và mang tính tập quyền cao độ. |
Nền tảng tư tưởng |
Chính quyền thời Lý - Trần là chính quyền sùng Phật và thân dân. |
Theo quan điểm Nho giáo. |
Nho giáo giữ vị trí độc tôn trong xã hội. |
Đặc điểm |
Được xây dựng trên nền tảng kinh tế chủ đạo là nông nghiệp với vai trò của làng xã được coi trọng. |
Tập trung cao độ quyền lực vào tay vua |
Tính chuyên chế tập quyền cao độ, nạn tham nhũng của một bộ phận quan lại và sự hoành hành bạo ngược của cường hào địa chủ khiến mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân, nhất là nông dân diễn ra gay gắt. |
Cơ cấu |
- Bộ máy quan lại được tuyển chọn bằng hình thức tập ấm, tiến cử và khoa cử. - Dưới triều Lý còn có hệ thống tăng quan, một số nhà sư được phong là Quốc sư. |
Bộ máy chính quyền địa phương được thiết lập đồng bộ và thống nhất theo bốn cấp: đạo (còn gọi là thừa tuyên), phủ, huyện, xã, nhằm chống lại xu hướng cát cứ. |
Bộ máy nhà nước triều Nguyễn hoàn thiện hơn so với các triều đại trước.
|
Hệ thống quan lại |
- Các bộ có chức năng thực thi quyền hành pháp do vua giao. - Đứng đầu cấp bộ là Thượng thư. Các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ quản lí các lĩnh vực chuyên môn khác nhau và độc lập với các bộ. - Ở địa phương, vua cử quý tộc chia nhau nắm giữ những vùng quan yếu. - Quý tộc họ Lý, họ Trần được quyền thế tập (cha truyền con nối). |
- Từ thời Lê Thánh Tông, chức Tướng quốc (Tế tướng) đầu triều và một số chức danh đại thần (Đại Hành khiển, Đại Tư mã) bị bãi bỏ, quyền lực của quý tộc tôn thất bị hạn chế. - Ở trung ương, chức năng, nhiệm vụ của Lục bộ (Lại, Lễ, Hộ, Hình, Binh, Công) được quy định rõ ràng. - Chức Xã quan đổi thành Xã trưởng, đặt thêm chức Thôn trưởng giúp nhà nước quản lí các hoạt động của làng xã (thu thuế, hộ khẩu, dân đỉnh, trật tự trị an,...). |
- Các cơ quan giúp việc cho vua ở trung ương được tổ chức tinh gọn, trực tiếp giúp việc cho vua là Văn thư phòng (từ năm 1829 đổi gọi là Nội các) và Tứ trụ triều đình gồm bốn vị điện Đại học sĩ bàn việc quân quốc trọng sự (từ năm 1834 đổi gọi là Cơ mật viện), có cơ chế giám sát chặt chẽ để hạn chế lạm quyền và lộng quyền. Các cơ quan giám sát gồm: Tam pháp ty, Đại lí tự và Đô sát viện do vua trực tiếp điều khiển có nhiệm vụ giám sát từ trung ương tới địa phương. - Ở địa phương, buổi đầu tình hình chính trị xã hội còn nhiều bất ổn, nhà Nguyễn tạm đặt 11 trấn phía bắc làm Bắc Thành và 5 trấn phía nam làm Gia Định Thành, đứng đầu là một viên Tổng trấn. Sau cải cách hành chính của vua Minh Mạng vào năm 1831 - 1832, Bắc Thành và Gia Định Thành được bãi bỏ, trấn đổi thành tỉnh. Cả nước chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, giúp việc có Tuần phủ, Bố chánh, Án sát. Dưới tỉnh là phủ - huyện/châu - tổng - xã. |
Quyền lực của vua |
Thời Lý - Trần, vua đứng đầu nhà nước nhưng mức độ tập quyền chưa cao. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi đại thần là hoàng thân quốc thích. |
Nhà vua cho đặt thêm Lục tự để giúp việc cho Lục bộ, đặt Lục khoa để theo dõi, giám sát Lục bộ về chuyên môn. |
Vua nắm giữ quyền lực tối cao. |
Vị trí của làng xã |
Nhà nước đặt chức Xã quan để quản lí, thừa nhận tính tự trị, tự quản của làng xã, nhất là thừa nhận sự tồn tại phổ biến của chế độ ruộng đất công của làng xã và duy trì quan hệ gắn kết, hoà hợp giữa nhà nước với làng xã. |
Tính tự trị, tự quản của làng xã bị thu hẹp.
|
Thực hiện nhiều chính sách quản lí tăng cường ở làng xã, đặt chức Lí trưởng giúp nhà nước đốc thúc thuế khóa, bảo đảm an ninh trật tự và giải quyết tranh chấp, kiện tụng.
|
Kết luận |
- Khác nhau: Điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê sơ và thời Lý - Trần: + Quyền lực của nhà vua ở trung ương được tập trung cao hơn bằng cách trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp cho vua (Nội các, Văn thư phòng....), cơ quan tư pháp và giám sát (Ngự sử đài, Đô sát viện,...). + Quyền lực của nhà vua và triều đình ngày càng mạnh, quản lí trực tiếp đến địa phương, nhất là sau cải cách của vua Minh Mạng năm 1831 - 1832. |
||
Giống nhau: - Nhà nước bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. - Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Pháp luật |
Quốc triều hình luật |
Hoàng Việt luật lệ |
Nội dung cơ bản |
- Quốc triều hình luật là một bộ luật tổng hợp, gồm 722 điều, chia làm 6 quyển, 13 chương. - Nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật bao quát hầu hết các quan hệ xã hội đương thời, tập trung vào bốn vấn đề cơ bản: Các chế định hình sự, các chế định dân sự, các chế định hôn nhân và gia đình, các chế định tố tụng. |
- Hoàng Việt luật lệ là một bộ luật tổng hợp, gồm 398 điều, chia làm 7 chương, chép trong một bộ sách gồm 22 quyển. - Nội dung cơ bản của Hoàng Việt luật lệ được trình bày thành sáu lĩnh vực gồm: Lễ luật (văn hoá, ngoại giao), Lại luật (tổ chức bộ máy nhà nước và quan lại), Hộ luật (đất đai, dân cư), Hình luật (luật lệ, xét xử), Binh luật (quân đội, quốc phòng) và Công luật (công trình công cộng, kiến thiết). - Tính giai cấp là đặc trưng nổi bật của bộ luật. |
Đối tượng bảo vệ |
Đối tượng bảo vệ của Luật là vương quyền, chế độ quan liêu, trật tự đẳng cấp, gia đình phụ hệ gia trưởng và ý thức hệ Nho giáo. |
Luật dành sự quan tâm bảo vệ nhất định đến dân thường, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em.
|
Điểm tiến bộ |
Có những quy định tiến bộ vượt bậc so với đương thời về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong thừa kế tài sản và trong xét xử li hôn. |
Kĩ thuật làm luật đã tiến bộ khi có sự phân loại các điều luật theo mỗi loại, cấu trúc các quy phạm pháp luật gồm ba phần giả định (đặt tình huống), quy định (xác định được hành vi được phép hay không được phép làm) và chế tài (biện pháp xử lí). |
Nhận xét |
- Quốc triều hình luật thể hiện sự tiến bộ, nhân văn, đề cao giá trị đạo đức của con người - Tuy nhiên, nhược điểm của bộ luật: nhiều hình phạt nặng,… |
- Dù có tiếp thu thành tựu luật pháp Trung Hoa, song Hoàng Việt luật lệ vẫn chứa đựng tinh thần dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. - Là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh về kĩ thuật soạn thảo trong hệ thống luật cổ của Việt Nam. |
Hoạt động 2: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nêu và phân tích được hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, tính chất và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Trân trọng những thành tựu xây dựng nhà nước của dân tộc và nêu cao ý thức trách nhiệm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Vận dụng những kiến thức đã học để tuyên truyền, vận động gia đình và cộng đồng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở địa phương.
+ Nhóm 1 : Khai thác hình 3.10 và 3.15 để tìm hiểu bối cảnh lịch sử và ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến thực hiện vai trò của nhà nước qua hai giai đoạn phát triển ?
+ Nhóm 2 : Lập bảng so sánh để hiểu rõ vai trò chủ yếu của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có gì khác với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? Vì sao có sự khác biệt đó ?
+ Nhóm 3 : Khai thác hình 3.12, 3.13, 3.14 để đánh giá việc mở rộng quan hệ ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới của nhà nước Việt Nam có tác động như thế nào đến sự phát triển của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam ?
+ Nhóm 4 : Khai thác các hình 3.16, 3.17, 3.18 để nhận định những thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới dưới vai trò điều hành, quản lí của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tác động thế nào đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ?
- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Sự ra đời và vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Lịch sử 10 chân trời CĐ 3 Bài 1: Nhà nước và pháp, soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 10 chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 1: Nhà nước và pháp