Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 4: Xác định phương hướng (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
hiện:
- GV chiếu hình ảnh người đứng trên sa mạc vào ban đêm và tàu hàng giữa đêm
- GV sử dụng kĩ thuật động não, cho HS đưa ra các cách có thể xác định phương hướng khi bị lạc trong rừng hoặc khi cần xác định phương hướng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Từ buổi sơ khai của loài người, khi đi trong rừng thẳm hoặc lênh đênh trên một vùng biển rộng, trong điều kiện thiếu các công cụ để xác định lộ trình, bầu trời đã trở thành nơi duy nhất để con người có thể định hướng đích đến hay đơn giản là để trở về nhà. Trong trường hợp này, con người đã xác định phương hướng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 4: Xác định phương hướng
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thiên cầu
- HS ghi được vào vở khái niệm thiên cầu và cách xác định hệ trục toạ độ thiên cầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SCĐ, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Thiên cầu là gì ? + Nêu cách xác định hệ trục tọa độ thiên cầu ? - GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, làm việc theo nhóm 2 – 3 trả lời câu hỏi phần Thảo luận 1 (SCĐ – tr31) : Trình bày hiểu biết của em về cách xác định phương hướng dựa vào bầu trời sao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi về khái niệm thiên cầu ; cách xác định hệ trục tọa độ thiên cầu và câu hỏi thảo luận 1 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép nội dung chính vào vở và chuyển sang nội dung mới. |
1. Vị trí các thiên thể trên bầu trời a) Khái niệm thiên cầu - Thiên cầu là một quả cầu giả định có bán kính rất lớn với tâm đặt ở Trái Đất. Các thiên thể và sự chuyển động của chúng được phản chiếu trên thiên cầu. - Để xác định vị trí của các thiên thể trên bầu trời, ta gắn một hệ trục toạ độ vào thiên cầu, có đặc điểm như sau : · Gốc toạ độ O tại vị trí của người quan sát thiên thể. · Đường thẳng đứng đi qua đỉnh đầu người quan sát, cắt thiện cầu tại điểm Z trên đỉnh đầu và điểm Z’ dưới chân người quan sát. Hai điểm Z và Z’ đối xứng với nhau qua gốc toạ độ O và lần lượt được gọi là thiên đỉnh và thiên để. · Nếu người quan sát đứng tại O nhìn về hướng Bắc (B) thì bên phải và trái của người quan sát lần lượt là hướng Đông (Đ) và hướng Tây (T), phía sau người quan sát là hướng Nam (N). Qua bốn điểm B, T, N, Đ trên thiên cầu, ta sẽ được một vòng tròn lớn gọi là đường chân trời (vòng BĐNT). · Vòng tròn lớn đi qua thiên đỉnh Z và thiên để Z’, đồng thời vuông góc với đường chân trời gọi là vòng thẳng đứng. Trả lời thảo luận 1 - Dựa vào sao Bắc Cực (ngôi sao phương Bắc): Ở Bắc bán cầu, sao Bắc Cực có thể giúp bạn tìm được hướng Bắc, từ đó xác định hướng Đông, Tây Nam. Ngôi sao này nằm trên bầu trời gần Bắc cực, do đó nó không di chuyển nhiều, nghĩa là nó sẽ giúp xác định phương hướng khá chính xác. Sao Bắc Cực có thể được xác định dựa vào chòm sao Gấu Lớn hoặc chòm sao Thiên Hậu. - Dựa vào sao Hôm, sao Mai: Sao Hôm và sao Mai chính là tên gọi khác của Kim tinh, là hành tinh thứ hai gần Mặt Trời. Bởi vì Kim tinh rất gần Mặt Trời cho nên khi ta quan sát từ Trái Đất, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện cùng với Mặt Trời vào những lúc hứng sáng hoặc chập tối. Lúc Kim tinh học vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn), nó được gọi là sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây. Lúc Kim tinh mọc khi hứng sáng (trước khi Mặt Trời mọc), nó được mọi gọi là sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản dồ sao ở thiên cầu Bắc
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 4: Xác định phương hướng (P1), soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Xác định phương hướng (P1)