Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao (P1). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
- Năng lực chung:
- Năng lực riêng:
+ Nêu được đặc điểm mô hình nhật tâm của Copernicus và hệ Mặt Trời.
+ Nếu được một số đặc điểm cơ bản của chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi nhìn hình đoán thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng xuất hiện
Mặt Trăng đầu tháng |
Mặt Trời lặn |
Mặt Trăng cuối tháng |
Mặt Trời ở giữa trưa |
Mặt Trăng giữa tháng |
Mặt Trời mọc |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tham gia trò chơi nhìn hình đoán thời điểm Mặt Trời, Mặt Trăng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vấn đề: iệc quan sát bầu trời sao vào ban đêm hoặc ngắm nhìn Mặt Trời lúc bình minh đều mang đến cho con người cảm giác nhỏ bé trước thiên nhiên. Để tìm hiểu các quy luật vật lí chi phối những hiện tượng được xem là bình thường như: Mặt Trăng khi tròn khi khuyết, sự thay đổi của bầu trời theo từng thời điểm trong năm, Mặt Trời có thật sự là đang chuyển động đi ngang bầu trời không,... chúng ta hãy bắt đầu bằng việc quan sát bầu trời.
Mặt trăng vào các ngày trong tháng
Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao
Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể
HS mô tả được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh, Thuỷ tinh trên nền trời sao.
Họ và tên : Lớp : Nhóm : |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời |
• Mục tiêu Mô tả được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. • Nhiệm vụ 1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới. 2. Thời gian: 20 phút. • Nội dung thảo luận Câu 1. (TL1 – tr37) Từ kiến thức đã học ở môn Khoa học tự nhiên 6, em hãy mô tả chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Câu 2. Trên thực tế, Mặt Trời có luôn mọc đúng hướng chính Đông và lặn đúng hướng chính Tây hay không? Câu 3. Ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là gì? Vào những ngày này, độ dài ngày, đêm ở Trái Đất như thế nào? Câu 4. (TL2 – tr38) Quan sát Hình 5.2 trong SCĐ, nhận xét độ dài ngày và đêm thay đổi như thế nào tại những nơi quan sát Có vĩ độ khác nhau. Câu 5. Em hãy tìm hiểu và giải thích sơ lược tại sao vào ngày hạ chí, ở Bắc bán cầu thời gian chiếu sáng của Mặt Trời là dài nhất trong năm. Câu 6. (LT – tr38) Dân gian có câu “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Em hãy giải thích. Theo em, ở nơi nào của đất nước mình sẽ dễ nhìn thấy hiện tượng đó? Vì sao? |
Họ và tên : Lớp : Nhóm : |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng |
• Mục tiêu Mô tả được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng • Nhiệm vụ 1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới. 2. Thời gian: 20 phút. • Nội dung thảo luận Câu 1. (TL3 – tr38) Quan sát Hình 5.3 trong SCĐ, kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân, hãy cho biết em đã từng thấy Mặt Trăng có những hình dạng nào. Câu 2. Tuần Trăng là gì? Một Tuần Trăng gồm có bao nhiêu ngày? Câu 3. Một chu kì của Mặt Trăng gồm những hình dạng nào khi quan sát ở Trái Đất? Câu 4. (LT – tr39) Quan sát Hình 5.5 trong SCĐ để mô tả hình dạng và vị trí của Mặt Trăng trong một Tuần Trăng nếu ta quan sát vào 6 ngày khác nhau trong tháng 10 tại Hà Nội vào thời điểm bình minh (khoảng 5h45) (Hình 5.5a) và hoàng hôn (khoảng 17h00) (Hình 5.5b). |
Họ và tên : Lớp : Nhóm : |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Chuyển động nhìn thấy của Kim tinh và Thủy tinh |
• Mục tiêu Mô tả được chuyển động nhìn thấy của Kim tinh và Thủy tinh • Nhiệm vụ 1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới. 2. Thời gian: 20 phút. • Nội dung thảo luận Câu 1. Nêu một số đặc điểm cơ bản về khối lượng, đường kính, vị trí của Kim tinh và Thuỷ tinh trong hệ Mặt Trời. Câu 2. (TL4 – tr39) Nêu sự khác biệt giữa chuyển động của Kim tinh và Thuỷ tinh so với chuyển động của Mặt Trăng. Em đã bao giờ quan sát thấy Kim tinh và Thuỷ tinh chưa? Câu 3. (TL5 – tr40) Giải thích tại sao độ sáng của Kim tinh trên bầu trời đêm chỉ nhỏ hơn Mặt Trăng. Câu 4. Khi quan sát ở Trái Đất, Kim tinh và Thuỷ tinh có những hình dạng giống như hình dạng của Mặt Trăng hay không? Câu 5. Tại sao bằng mắt thường ta khó quan sát thấy Thuỷ tinh trên bầu trời? |
- HS tìm hiểu về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng, Kim tinh và Thuỷ tinh trên nền trời sao
- HS hoàn thành PHT và thực hiện câu Luyện tập trang 40
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép” chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS (tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học) đánh số HS trong nhóm từ 1 đến 6 (hoặc 8). Vòng 1: Nhóm chuyên gia + 2 nhóm bất kì sẽ được giao cùng một chủ đề. HS làm việc theo nhóm; nhóm trưởng yêu cầu mỗi thành viên làm việc độc lập trong một thời gian nhất định dựa vào tìm hiểu SCĐ hoàn thành PHT · Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời (PHT số 1) · Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng (PHT số 2) · Chuyển động nhìn thấy của Kim tinh và Thuỷ tinh. (PHT số 3) + Mỗi thành viên sẽ trình bày và cho ý kiến. Mỗi thành viên trong nhóm đều đảm bảo được có thể trình bày và truyền đạt lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép + Hình thành nhóm mới bằng cách cho các HS có cùng số thứ tự trong nhóm ở vòng 1 về cùng một nhóm với nhau (ví dụ số 1 lập thành một nhóm, số 2 thành một nhóm,...). + HS thực hiện câu Luyện tập trang 40 tại nhà: Hãy chế tạo một mô hình hệ Mặt Trời từ những vật liệu thân thiện với môi trường. à HS thuyết trình và trình bày sản phẩm nhóm trước lớp vào tiết sau Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm đọc sách chuyên đề, nghiên cứu thông tin, hoàn thành phiếu học tập - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
1. Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể PHT số 1 Câu 1. (TL1 – tr37) Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây. Câu 2. Thực tế, trong một năm, Mặt Trời chỉ mọc đúng chính Đồng và lặn đúng chính Tây vào 2 ngày: xuân phân (21/03) và thu phân (23/09). Sau xuân phân, điểm mọc của Mặt Trời lệch dần về phía Đông Bắc (điểm lặn lệch dần về phía Tây Bắc), ngày lệch cực đại là hạ chí (22/06). Qua thu phấn, điểm mọc của Mặt Trời lệch dần về phía Đông Nam (điểm lặn lệch dần về phía Tây Nam), ngày lệch cực đại là đồng chí (22/12). Câu 3. - Xuân phân (21/3) và Thu Phân (23/9) là thời điểm Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo. - Ngày Hạ Chí (22/6) Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến bắc ở vĩ độ 23027’N. - Ngày Đông Chí (22/12) Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến nam 23027’S. Câu 4. (TL2 – tr38) Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau tại những nơi quan sát có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía hai cực được biểu hiện càng rõ rệt. - Tại vị trí ngay tại Xích đạo thì độ dài ngày và đêm là như nhau. - Nơi có vĩ độ càng cao ở hai bán cầu, độ dài ngày, đêm dài ngắn càng rõ rệt hơn ở những nơi có vĩ độ thấp. Chẳng hạn, tại Bắc bán cầu, vào mùa đông, nơi có vĩ độ càng cao thì ngày càng dài hơn đêm so với nơi có vĩ độ thấp. - Tại vòng cực đến cực, ngày hoặc đêm có độ dài bằng 24 giờ. - Tại cực sẽ có 6 tháng ngày 6 tháng đêm. Câu 5. Khi Hạ chí bắt đầu, bán cầu Bắc nghiêng hẳn về phía Mặt Trời 23,5 độ nên lượng ánh sáng ở đây nhận được sẽ rất nhiều, dẫn đến việc thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm,ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. Thậm chí thời gian ban ngày có thể dài đến mức một số thành phố ở Bắc Âu có hiện tượng “đêm trắng”, tức là không hề xuất hiện ban đêm. Câu 6. (LT – tr38) Do Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu, nên vào mùa hạ thì ngày sẽ dài hơn đêm và ngược lại vào mùa đông, ngày sẽ ngắn hơn đêm. PHT số 2 Câu 1. (TL3 – tr38) Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm,... Câu 2. - Tuần trăng là chu kì Mặt Trăng xuất hiện trên bầu trời mà ta nhìn tháy từ đầu đến cuối tháng âm lịch. - Độ dài trung bình của một tuần trăng vào khoảng 29,5 ngày Câu 3. Những hình dạng của một chu kì của Mặt Trăng khi quan sát ở Trái Đất: + Không trăng + Hình dạng lưỡi liềm phải + Hình bán nguyệt phải (vào khoảng ngày 7 hoặc 8 của tuần trăng) + Trăng tròn đầy (ngày 14 hoặc 15) + Hình bán nguyệt trái + Hình lưỡi liềm trái Câu 4. (LT – tr39)
PHT số 3 Câu 1. - Thuỷ tinh: Đường kính 4.878 km, khối lượng 3,3 x 1023 kg. Thủy tinh là hành tinh nằm gần nhất với Mặt Trời - Kim tinh: Đường kính 12.104 km, khối lượng 4,87 x 1024 kg. Kim tinh là hành tinh đứng thứ 2 trong Hệ Mặt Trời Câu 2. (TL4 – tr39) Kim tinh và Thuỷ tinh chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, còn Mặt Trăng chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất. Câu 3. (TL5 – tr40) Kim tinh là hành tinh gần Mặt Trời thứ hai trong hệ Mặt Trời, có kích thước gần bằng với Trái Đất (đường kính của Kim tinh khoảng 12 103,6 km, nhỏ hơn Trái Đất khoảng 638,4 km và có khối lượng bằng 81,5% khối lượng Trái Đất) và là hành tinh có vị trí gần với Trái Đất. Câu 4. Khi quan sát ở Trái Đất, Kim tinh và Thuỷ tinh có những hình dạng giống như hình dạng của Mặt Trăng Câu 5. Bằng mắt thường ta khó quan sát thấy Thuỷ tinh trên bầu trời vì Thủy tinh mọc và lặn gần như cùng lúc với Mặt Trời. Thủy tinh thường mọc trước hoặc lặn sau Mặt Trời khoảng 2 giờ. Khi Mặt Trời xuất hiện, ánh sáng Mặt Trời có cường độ rất lớn so với ánh sáng phản chiếu từ Thủy tinh, vì vậy ta không còn quan sát được hành tinh này. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu mô hình nhật tâm Copernicus và hệ Mặt Trời
- HS trình bày khái niệm, các đặc điểm của mô hình hệ nhật tấm Copernicus và hệ Mặt Trời trên giấy A0 theo kĩ thuật “Sơ đồ tư duy và trả lời câu Thảo luận 6, 7 và câu Luyện tập.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một