Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề vật lí 10 CTST Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi trường (P2)

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi trường (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

  1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế và Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và liệt kê được các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế và Việt Nam.

  1. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu sự cần thiết và các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế và Việt Nam, thảo luận trả lời câu hỏi
  2. Sản phẩm học tập: Kết quả làm việc nhóm tìm hiểu về sự cần thiết và các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế và Việt Nam
  3. Tổ chức hoạt động :

HĐ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược bằng cách giao nhiệm vụ trước cho các nhóm HS

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về các chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam

- HS hoạt động nhóm tại nhà, đọc SCĐ, các tư liệu liên quan trên tài liệu tham khảo và internet để trả lời các câu thảo luận, Luyện tập, Vận dụng.

+ Câu 4. Phân tích sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.

+ Câu 5. Hãy nhận xét về việc các chính phủ ở các nước kể cả Việt Nam tham gia vào hành động bảo vệ môi trường (Hình 7.4).

+ LT. Tìm hiểu và trình bày hiểu biết của em về “Ngày Trái Đất”.

+ Câu 6. Liệt kê một số ví dụ về ô nhiễm môi trường và cho biết hiểu biết của em về một số chiến lược bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

+ Câu 7. Hãy liệt kê một số hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường tại Việt Nam liên quan đến:

a) Xử lý rác.

b) Trồng rừng.

c) Xử lí nước thải đặc biệt là nước thải công nghiệp.

+ LT – tr61. Liệt kê, sắp xếp theo thời gian thành lập và nêu ý nghĩa của các tổ chức hỗ trợ bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

+ VD – tr61. Kể tên một số chiến dịch bảo vệ môi trường mà em biết? Chia sẻ trải nghiệm hoặc dự định của em về việc tham gia vào những chiến dịch có ý nghĩa quan trọng này.

- Lần lượt 3 nhóm HS trình bày kết quả làm việc. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ tương tự bổ sung, góp ý

- GV nhận xét, góp ý, tổng kết lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi tại nhà

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt đại diện HS 3 nhóm lên trình bày

- GV mời HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ tương tự nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, các chiến lược bảo vệ môi trường của quốc tế và Việt Nam

Trả lời câu hỏi 4 :

Chúng ta phải bảo vệ môi trường vì mục đích hướng đến sự phát triển bền vững của nhân loại. Môi trường là không gian sinh sống, phát triển của con người và các sinh vật khác, đồng thời là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Vì thế việc bảo vệ môi trường không phải là vấn đề của một cá nhân hay một đất nước mà là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.

Trả lời câu hỏi 5 :

- Dựa vào Hình 7.4, ta có thể thấy sự quan tâm của các quốc gia về vấn đề bảo vệ môi trường khi số lượng nước xây dựng Luật Bảo vệ môi trường đã tăng rất nhanh từ năm 1972 đến năm 2017. Đến năm 2017, hầu hết các nước trên thế giới đã xây dựng hoàn chỉnh Luật Bảo vệ môi trường.

- Vì tầm ảnh hưởng quan trọng của môi trường, nên chính phủ các nước (có cả Việt Nam) đều đề ra những chiến lược quan trọng tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường như ban hành luật quốc gia về môi trường, các hiệp ước quốc tế và ngày thế giới về môi trường (Ngày Trái Đất, chương trình môi trường Liên hợp quốc, Giao thức Montreal,...) và các hiệp ước đa phương và song phương của các quốc gia với mục đích hỗ trợ nhau trong việc bảo vệ môi trường.

- Ở Việt Nam đã có những hành động cụ thể siết chặt việc bảo vệ môi trường như đề ra các nguyên tắc liên quan đến môi trường tự nhiên trong văn bản chỉnh sửa Luật Bảo vệ môi trường (vào năm 2020), bên cạnh đó là tổ chức các chiến dịch môi trường thường xuyên và lan rộng. Điều này đều hướng đến mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường chất lượng tốt và đảm bảo quyền được sống trong môi trường an toàn của nhân dân.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu là ngày 21/03/1970 bởi một người Mỹ là John McConnell vào năm 1970. Cũng trong năm đó, ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, đã phát động các hoạt động bảo vệ môi trường Trái Đất vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn". Đến năm 2009, Ngày Trái Đất đã được Liên hợp quốc chính thức công nhận. Trong Ngày Trái Đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Trả lời câu hỏi 6:

- Một số ví dụ về ô nhiễm môi trường:

+ Xả rác bừa bãi và xử lý rác không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường đất.

+ Nước từ các nhà máy chưa được xử lý đổ thẳng ra sông và biển gây ô nhiễm môi trường nước.

+ Khí thải từ sinh hoạt và nhà máy phát ra gây ô nhiễm không khí.

+ Lạm dụng quá nhiều ánh sáng nhân tạo kể cả khi không cần thiết gây ô nhiễm ánh sáng.

- Một số chiến lược bảo vệ môi trường tại Việt Nam:

+ Chỉnh sửa luật bảo vệ môi trường vào năm 2020 trong Luật này có bảy nguyên tắc thiết yếu với những nội dung như:

·      Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn với quản lý tài nguyên.

·     Ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường ,giảm thiểu phát sinh chất thải tăng cường tái sử dụng.

+ Dự án “Tầm nhìn đến năm 2050”

Trả lời câu hỏi 7:

Một số hoạt động cụ thể để bảo vệ môi trường tại Việt Nam liên quan đến:

a) Xử lý rác:

- Các địa phương tiến hành thực hiện các phương án xử lý rác sinh hoạt đúng quy định.

- Các chương trình thu gom và tái sử dụng rác thải nhựa được tiến hành như chương trình “Hồi sinh rác thải nhựa”,…

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lí rác thải y tế.

b) Trồng rừng:

- Khởi động “Chương trình 1 tỷ cây xanh” trên cả nước.

- Thực hiện chương trình “Phát động trồng cây, phủ xanh đồi trọc” tại tỉnh Lào Cai.

c) Xử lí nước thải đặc biệt là nước thải công nghiệp:

- Tổ chức hàng loạt chương trình kiểm tra hệ thống xử lí rác thải.

- Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở các địa phương.

Trả lời câu hỏi luyện tập – tr61:

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập năm 2006.

à Hoạt động tín dụng đầu tư nhà nước của VDB tập trung vào những dự án lớn, chậm thu hồi vốn, lợi nhuận không cao, tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu, then chốt của nền kinh tế (cho vay phát triển kỹ thuật hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nông, lâm nghiệp và xóa đói, giảm nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…).

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (VEPF) được thành lập năm 2002.

+ Huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.

+ Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường mang tính quốc gia, liên ngành, liên vùng hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ

- Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập năm 2007.

Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính khi không đủ khả năng ký quỹ để vay vốn thông qua việc bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ một phần vốn đầu tư để DN lắp đặt vận hành công nghệ sạch hơn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) được thành lập 2021.

 Có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, tài trợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

Trả lời câu hỏi Vận dụng – tr61

HS viết bài luận về quy trình xử lí chất thải của một số nước trên thế giới hoặc ở Việt Nam

 

 

  1. 3. CÁ NHÂN VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS trình bày được vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường.

- HS vận dụng kiến thức đã học để tái chế rác thải nhựa thành dụng cụ học tập.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu vai trò của cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường
  2. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về những vấn đề:

- Định nghĩa kĩ thuật điện tử

- Các linh kiện điện tử được sưu tầm

- Tìm kiếm và so sánh các loại chíp khác nhau.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, trong đó một thành viên đóng vai trò điều phối để thu thập thông tin nhằm trả lời các câu Thảo luận 8 và 9. Sau đó, toàn bộ nhóm cùng làm việc để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Câu 8. Liệt kê một số việc làm thiết thực mà em có thể thực hiện hàng ngày để bảo vệ môi trường.

Câu 9. Tìm hiểu và phân tích tác động tiêu cực của rác thải nhựa đến môi trường.

- HS tiếp tục hoạt động nhóm để sáng tạo ra câu khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ môi trường như yêu cầu của câu Luyện tập: Hãy sáng tạo một câu khẩu hiệu để phát động phong trào bảo vệ môi trường ở trường em.

- Các nhóm HS lần lượt đồng loạt hô vang câu khẩu hiệu của nhóm. Các nhóm khác thực hiện đánh giá đồng đẳng để chọn ra câu khẩu hiệu ý nghĩa và sáng tạo nhất. 

- GV nhận xét và trao phần thưởng (nếu có) cho nhóm chiến thắng trong trò chơi sáng tạo câu khẩu hiệu bảo vệ môi trường. 

Lưu ý: Nhóm HS sáng tạo câu khẩu hiệu để phát động phong trào bảo vệ môi trường và có thể vẽ tranh hoặc thiết kế để treo ở lớp, trường.

- GV tổ chức cho các nhóm HS thi đua để tiến hành hoạt động tái chế rác thải nhựa thành dụng cụ học tập ngay tại lớp. 

Gợi ý: Sử dụng cốc nhựa, cốc giấy, chai nhựa, vỏ hộp có thể làm thành ống đựng bút và các ngăn chứa đồ; chai nhựa, nắp chai làm một số thí nghiệm khoa học.

Lưu ý: GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước dụng cụ và nguyên vật liệu để tiến hành hoạt động.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời  

- Các nhóm khác góp ý, bổ sung. 

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Cá nhân và cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Trả lời câu hỏi 8:

Một số việc làm thiết thực mà em có thể thực hiện hàng ngày để bảo vệ môi trường:

- Hạn chế sử dụng đồ nhựa và tham gia tái chế đồ nhựa.

- Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Phân loại rác sinh hoạt.

- Tắt điện và các máy móc khi không sử dụng.

- Xử lí pin sau khi sử dụng đúng cách, không được vất pin cũ vào thùng rác.

Trả lời câu hỏi 9:

Tác động tiêu cực của rác thải nhựa đến môi trường:

Rác thải nhựa có thời gian phân hủy rất dài (có thể lên đến cả 100 năm thậm chí là 1.000 năm), sau đó chúng bị phân hủy thành những hạt vi nhựa. Các hạt vi nhựa này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến hệ hô hấp và hệ thần kinh. Do đó người ta luôn tìm cách ngăn chặn các hạt vi nhựa thâm nhập vào môi trường đất, nguồn nước và không khí bằng cách xử lý rác thải nhựa đúng quy định.

Luyện tập

Gợi ý: Câu khẩu hiệu để phát động phong trào bảo vệ môi trường ở trường em: “Vì một môi trường xanh không có rác”.

Vận dụng

Gợi ý: Tái chế rác thải nhựa thành một vật dụng mà em có thể dùng trong học tập:

- Dụng cụ: kéo, 1 chai nhựa, giấy màu, keo dán.

- Cách tiến hành: cắt 2/3 chai nhựa, dùng giấy màu phủ xung quanh phần chai đã cắt và lấy keo dán dán vào.

- Sản phẩm: hộp đựng bút để bàn.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra dựa trên kiến thức đã được tìm hiểu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề vật lí 10 CTST Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi trường (P2)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Môi trường và bảo vệ môi

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Vật lí 10 CTST


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay