Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách mới chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao (P2). giáo án soạn ch1 t1ết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tò1, khám phá ra k1ến thức mới, vận dụng chúng vào v1ệc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mờ1 thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Giải thích chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể
- HS đưa ra trả lời cho câu Thảo luận 8 và câu Luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SCĐ tìm hiểu, giải thích chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. - GV chiếu Hình 5.15 cho HS quan sát, yêu cầu HS làm việc nhóm đôi trả lời câu Thảo luận 8 và câu Luyện tập. + Dựa vào hình 5.15, giải thích tại sao vào ngày hạ chí, khi quan sát từ chí tuyến Bắc ta lại thấy Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. + Dựa vào Hình 5.15 để giải thích hiện tượng 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm tại Bắc Cực và Nam Cực. - GV tiếp tục yêu cầu HS tìm hiểu nội dung trong SCĐ về chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng và quan sát Hình 5.16 trả lời câu Thảo luận 9, hoàn thành cầu Luyện tập theo mẫu Bảng 5.1. + Quan sát hình 5.16 và vẽ hình ảnh quan sát được của Mặt Trăng trên Trái Đất tại các vị trí từ 1 - 8. + Em hãy điền vào những chỗ còn thiếu ở Bảng 5.1.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5.17; 5.18 thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu, giải thích chuyển động nhìn thấy của Kim tinh và Thủy tinh thông qua việc trả lời các câu Thảo luận 10, 11 và câu Luyện tập + Quan sát H.5.17 mô tả sơ lược những đặc điểm chuyển động của Kim Tinh và Trái Đất. + Quan sát Hình 5.18 để mô tả hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan sát trên bầu trời. + Dùng mô hình hệ nhật tâm Corpenicus, em hãy giải thích sự đổi chiều chuyển động của Thủy Tinh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS các nhóm đọc sách chuyên đề, nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới |
3. Giải thích chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể a) Mặt Trời * Thảo luận 8 Do trục nghiêng của Trái Đất và sự tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông, đồng thời quay quanh Mặt Trời nên toàn bộ khu vực nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam đều có ít nhất một thời điểm trong năm mà Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. Vào ngày hạ chí, Mặt Trời chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc, lúc đó hướng mọc và lặn của Mặt Trời có độ lệch cực đại nên ta thấy Mặt Trời đi qua thiên đỉnh. * Luyện tập Do trục nghiêng của Trái Đất và sự tự quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông, đồng thời quay quanh Mặt Trời vào tiết xuân phân hằng năm, Mặt Trời chiếu thẳng vào Xích đạo của Trái Đất. Sau đó, Trái Đất tiếp tục dịch chuyển dần đến mùa hè, Mặt Trời chiếu thẳng vào Bắc bán cầu, tương tự như vậy đến Thu phấn, Mặt Trời chiếu thẳng vào Xích đạo và đến mùa đông, Mặt Trời chiếu thẳng vào Nam bán cầu. Như vậy, 2 cực của Trái Đất sẽ luân phiên luôn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời trong 6 tháng. b) Mặt trăng - Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trong khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất trên quỹ đạo gần tròn với chu kì quay là 1 Tuần Trăng. Tùy vị trí tương đối của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất, ta sẽ thấy được những hình dạng khác nhau của Mặt Trăng, tương ứng với các pha khác nhau - Bốn pha cơ bản của Mặt Trăng gồm: Trăng mới; Thượng huyền (bán nguyệt đầu tháng); Trăng tròn; Hạ huyền (bán nguyệt cuối tháng) * Thảo luận 9 * Luyện tập
c) Kim tinh và Thủy tinh * Thảo luận 10 Sơ lược những đặc điểm chuyển động của Kim Tinh và Trái Đất. - Trái Đất chuyển động từ vị trí E1 → E2 → E3 → E4 → E5. - Kim Tinh chuyển động từ vị trí V1 → V2 → V3 → V4 → V5. - Do Kim Tinh chuyển động nhanh hơn Trái Đất nên khi Trái Đất đi từ vị trí E3→ E4 thì Kim Tinh đã chuyển động hết một chu kì và bắt đầu chu kì mới để đi từ vị trí V3→ V4. * Thảo luận 11 Hình dạng Kim Tinh tại các pha khi quan sát trên bầu trời: Khi Kim Tinh ở vị trí đối diện với Mặt Trời là lúc nó đang ở pha tròn nhất (như Trăng tròn). Sau đó, Kim Tinh thay đổi từ pha gần tròn (như Trăng khuyết cuối tháng) đến nửa tròn (như bán nguyệt cuối tháng) và hình lưỡi liềm (như Trăng tàn). Khi hành tinh này nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, nghĩa là nó đang ở pha mới (như Trăng đầu tháng). * Luyện tập Tương tự Kim Tinh, do quỹ đạo của Thủy Tinh quanh Mặt Trời có bán kính nhỏ hơn quỹ đạo của Trái Đất nên Thủy Tinh chuyển động với tốc độ góc lớn hơn tốc độ góc của Trái Đất. Xét trong cùng chu kì chuyển động, Thủy Tinh và Trái Đất khi ở gần nhau chúng chuyển động cùng chiều. Khi Trái Đất vẫn còn trong chu kì cũ thì Thủy Tinh đã chuyển động hết một chu kì và bắt đầu chu kỳ mới. Tại vị trí đối diện qua Mặt Trời, Trái Đất và Thủy Tinh chuyển động ngược chiều nhau nên tại Trái Đất, ta quan sát thấy Thủy Tinh đổi chiều chuyển động. |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi làm Bài:
Bài 1: Hãy cho biết những nhận định sau là đúng hay sai.
STT |
Nhận định |
Đúng |
Sai |
1 |
Mô hình nhật tâm bao gồm 8 hành tinh, trong đó có 5 hành tinh đá. |
|
|
2 |
Sau ngày 22/06, điểm lặn của Mặt Trời lệch về hướng Tây Bắc |
|
|
3 |
Tại Xích đạo, độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau. |
|
|
4 |
Vào ban đêm, Kim tinh là thiên thể sáng nhất quan sát được trên nền trời sao. |
|
|
5 |
Pha hạ huyền diễn ra vào ngày sóc của Tuần Trăng |
|
|
Bài 2: Quan sát chuyển động của Kim tinh và Trái Đất ở hình 5.17, ta thấy li giác cực đại trong việc quan sát Kim tinh và Mặt Trời là 480. Biết khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời là khoảng 150 triệu km, tính khoảng cách giữa Trái Đất và Kim tinh khi đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Kết quả:
Bài 1:
STT |
Nhận định |
Đúng |
Sai |
1 |
Mô hình nhật tâm bao gồm 8 hành tinh, trong đó có 5 hành tinh đá. |
|
x |
2 |
Sau ngày 22/06, điểm lặn của Mặt Trời lệch về hướng Tây Bắc |
x |
|
3 |
Tại Xích đạo, độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau. |
x |
|
4 |
Vào ban đêm, Kim tinh là thiên thể sáng nhất quan sát được trên nền trời sao. |
|
x |
5 |
Pha hạ huyền diễn ra vào ngày sóc của Tuần Trăng |
|
x |
Bài 2:
Khoảng cách giữa Trái Đất và Kim tinh khi đó là :
triệu km
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Vật lí 10 CTST, giáo án chuyên đề học tập Vật lí 10 chân trời Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một, soạn giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Chuyển động nhìn thấy của một