Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 CTST bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Địa lí 8 chân trời sángt tạo bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát 2 hình ảnh và tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại rừng này? Giải thích nguyên nhân tại sao có sự khác biệt đó?

BÀI 3:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH
ĐỐI VỚI SỰ PHÂN HÓA TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC KINH TẾ

NỘI DUNG BÀI HỌC

             Ảnh hưởng của địa hình đối với phân hoá tự nhiên

             Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế

01 Ảnh hưởng của địa hình đối với phân hoá tự nhiên

Thảo luận nhóm

Thảo luận cặp đôi và giải thích các vấn đề sau đây:

  • Vì sao ở Việt Nam lại có cây trồng của vùng ôn đới? Cho ví dụ minh hoạ.
  • Vì sao ở Việt Nam có thời điểm miền Bắc lạnh nhưng miền Nam vẫn nóng? Cho ví dụ minh hoạ.
  • Vì sao sông ngòi ở vùng núi lại dễ có hiện tượng lũ quét? Cho ví dụ minh hoạ.
  • Vì sao đất đai có sự khác biệt ở các nơi địa hình thấp và cao? Cho ví dụ minh hoạ.

KẾT LUẬN

  1. Đối với khí hậu và sinh vật

Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật

  • Đai nhiệt đới gió mùa
  • Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đai nhiệt đới gió mùa

  • Ở độ cao dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam).
  • Mùa hạ nóng, sinh vật tiêu biểu là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa.

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Hệ động thực vật phong phú, đa dạng

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

  • Ở độ cao 2.600 m.
  • Khí hậu mát mẻ, sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim,...

Đai ôn đới gió mùa trên núi

  • Ở độ cao trên 2 600 m (chỉ có ở miền Bắc).
  • Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...)

Rừng lá kim

Hoa đỗ quyên trên dãy Hoàng Liên Sơn

Cây lãnh sam trên đỉnh Fansipan

Mở rộng

Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm.

Cả lớp cùng theo dõi video bên để khám phá khu rừng này!

  1. Đối với sông ngòi và đất

Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi

Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi

  • Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam
  • Khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung

Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy

  • Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh
  • Ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn

Thác Bản Giốc (Cao Bằng)

Sông ngòi ở ĐBSCL

Ảnh hưởng của địa hình đối với đất

  • Khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa.
  • Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần.
  • Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.

02 Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế

Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận và tìm hiểu chủ đề sau:

Nhóm 1 + 4

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ.

Nhóm 2 + 5

Ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ.

Nhóm 3 + 6

Ảnh hưởng của địa hình bờ biển đối với khai thác kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ.

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với khai thác kinh tế

Thuận lợi

Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.

Một số vùng núi có tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; lợi thế phát triển du lịch.

Khó khăn

Địa hình núi bị chia cắt mạnh gây hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải và hay xảy ra thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,..)

Ảnh hưởng của địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế

Thuận lợi

Địa hình bằng phẳng, đất phì nhiêu, đất đồng bằng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả và thuỷ sản.

Thuận lợi cho cư trú và hình thành các trung tâm kinh tế.

Khó khăn

Thường xảy ra bão, lụt, hạn hán,... ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống.

Ảnh hưởng của địa hình bờ biển đối với khai thác kinh tế

Thuận lợi

  • Phát triển du lịch biển
  • Nuôi trồng hải sản
  • Xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu

Khó khăn

  • Một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở,... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.

Một số bãi biển đẹp

Quy Nhơn

Phú Yên

Một số cảng biển

Cảng quốc tế Nam Vân Phong (Khánh Hòa)

Cảng Quy Nhơn (Bình Định)

Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)

LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa?

  1. Mùa hạ nóng, ẩm
  2. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
  3. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
  4. Khí hậu mát mẻ

Câu 2: Đâu không phải là đặc điểm của đai ôn đới gió mùa trên núi cao?

  1. Khí hậu mát mẻ
  2. Khí hậu có tính chất ôn đới
  3. Thực vật ôn đới
  4. Ở độ cao 2 600 m

Câu 3: Tốc độ dòng chảy của các con sông ảnh hưởng bởi:

  1. Chế độ gió
  2. Độ dốc của địa hình
  3. Khí hậu
  4. Lớp phủ thực vật

Câu 4: Sự hình thành các vành đai đất theo độ cao là do

  1. Địa hình
  2. Khí hậu
  3. Sông ngòi
  4. Sinh vật

Câu 5: Đâu không phải là ảnh hưởng của địa hình đồi núi thấp bán bình nguyên?

  1. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.
  2. Tiềm năng phát triển thuỷ điện, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
  3. Xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu.
  4. Phát triển du lịch với các phong cảnh đẹp và khí hậu ôn hoà.

Bài 1. Dựa vào hình 2.2, em hãy so sánh hướng dòng chảy của sông ngòi ở khu vực Tây Bắc và Đông Bắc. Giải thích nguyên nhân.

  • Khu vực Tây Bắc: sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam.
  • Khu vực Đông Bắc: sông chảy theo hướng vòng cung.

Do hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến hướng chảy của sông ngòi.

Bài 2. Lấy một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển một ngành kinh tế ở nước ta.

Ví dụ:

Ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm:

Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm.

Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).

VẬN DỤNG

Địa phương em có dạng địa hình nào? Hoạt động kinh tế chủ yếu là gì?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại kiến thức đã học
  • Hoàn thành bài tập vận dụng và bài tập trong SBT
  • Đọc và tìm hiểu trước bài sau - Bài 4

HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Địa lí 8 CTST bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu địa lí 8 CTST, giáo án điện tử địa lí 8 Chân trời bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối, giáo án powerpoint địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối

Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay