Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 8 CTST bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Tải giáo án trình chiếu powerpoint Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

  • Hãy mô tả bức tranh vẽ Vịnh Đà Nẵng của họa sĩ Uy-li-am.
  • Trình bày một số hiểu biết của em về quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Vịnh Đà Nẵng (tranh vẽ, Uy-li-am A-lếch-xan-đơ, thế kỉ XVIII)

  • Chất liệu: màu chì và màu nước.
  • Tác giả: họa sĩ Uy-li-am A-lếc-xan-đơ.
  • Những chi tiết trong tranh mô tả vịnh Đà Nẵng.
  • Đạo Quảng Nam do vua Lê Thánh Tông lập năm 1471 là điểm dừng chân cho những dòng người tiếp tục xuôi về Nam khai hoang mở đất.

Chính trong quá trình xuôi nam khai phá, chúa Nguyễn trở thành chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với vùng Biển Đông thuộc miền Trung và Nam Bộ Việt Nam ngày nay, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

BÀI 5: QUÁ TRÌNH KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái quát quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn và ý nghĩa lịch sử

01 Khái quát quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Các em hãy khai thác Tư liệu 5.1, Hình 5.2, mục Em có biết, thông tin trong mục 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đã diễn ra như thế nào?

Câu hỏi gợi ý:

  • Quá trình xuôi nam, khai phá vùng đất phía Nam của những lớp cư dân người Việt đã diễn ra như thế nào?
  • Tại sao sự phát triển của Thuận Quảng lại quan trọng cho quá trình khai phá phía Nam của người Việt?
  • Những mốc lịch sử quan trọng nào đánh dấu quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt? Mốc lịch sử nào là quan trọng nhất?

Giai đoạn mở đầu

Thuận Hóa, Quảng Nam trở thành vùng đất kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, tạo tiềm lực khai phá những vùng đất mới.

QUÁ TRÌNH DI DÂN, KHAI PHÁ VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TIẾP TỤC ĐƯỢC ĐẨY MẠNH:

1597

Di dân từ Tuy Viễn vào đất Phú Yên ngày nay, lập làng mạc, khai khẩn “hoang điền nhàn thổ”.

1611

Phủ Phú Yên được thành lập.

1620

Di cư về phía Nam tới Mô Xoài, khai hoang, mở đất.

1653

Đặt dinh Thái Khang (hai phủ Thái Khang, Diên Ninh).

1693

Chiêm Thành trở thành một trấn của Đàng Trong.

1698

Lập phủ Gia Định (gồm hai huyện Phước Long, Tân Bình).

1708

Khai phá, mở đất đến Hà Tiên.

1757

Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ

Những vùng đất khai phá theo mốc thời gian tương ứng với những tỉnh nào ngày nay?

Kết luận

  • Thời gian đánh dấu quá trình khai phá vùng đất phía Nam lấy theo khoảng thời gian chúa Nguyễn thiết lập hay sáp nhập những vùng đất phía Nam vào lãnh thổ của Đàng Trong.
  • Mốc thời gian năm 1597 thể hiện lệnh khai phá “hoang điền nhàn thổ” của Nguyễn Hoàng – quá trình mở đất về phía Nam là quá trình khai phá đất hoang của người Việt.
  1. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn và ý nghĩa lịch sử
  2. Xác nhận và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
  • Tập sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư là tập sách bản đồ bốn phương đường đi ở trời Nam.
  • Đây là tấm bản đồ đầu tiên của nước ta, xác định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền đất nước.

Trong bản đồ, không vẽ vị trí Bãi Cát Vàng. Chữ “Bãi Cát Vàng” được thể hiện trong phần chú giải.

Phần chú giải là tư liệu chữ thể hiện rõ chủ quyền Đại Việt với “Bãi Cát Vàng” – được hiểu là cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào thời điểm bản đồ được vẽ và chú giải.

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc thông tin mục 2a và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thời các chúa Nguyễn.

Hoạt động xác nhận

Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến.

Bãi Cát Vàng

Vạn Lý Hoàng Sa

Đại Trường Sa

Vạn Lý Trường Sa

Cồn Vàng

Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam thời Lê trung hưng, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741. Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa

Các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong Đại Nam nhất thống toàn đồ (năm 1834-1840).

Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII, in trong Toàn tập An Nam lộ

Bản sao bản đồ Biển Đông của Matteo Ricci, vẽ trong "Khôn dư vạn quốc toàn đồ" có dòng chú thích bằng chữ Hán có nghĩa là Vạn Lý Trường Sa.

Các em hãy xem video về những cổ vật khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Lịch sử 8 CTST bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án trình chiếu lịch sử và địa lí 8 CTST, giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời bài 5: Quá trình khai phá vùng đất, giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 8 chân trời bài 5: Quá trình khai phá vùng đất

Bài giảng điện tử Lịch sử và địa lí 8 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay