Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Biện pháp lặp cấu trúc

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Biện pháp lặp cấu trúc. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy đọc 1 số bài thơ có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc mà em đã từng đọc hoặc được học?

GỢI Ý

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu trôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

(Nguyễn Đình Thi)

BÀI 1. TRUYỆN VÀ THƠ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

BIỆN PHÁP LẶP CẤU TRÚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Củng cố kiến thức

Luyện tập

  1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp lặp cấu trúc
  • Dựa và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
    • Trình bày khái niệm về biện pháp tu từ lặp cấu trúc?
    • Tác dụng của việc lặp cấu trúc là gì?

LẶP CẤU TRÚC

Tên gọi khác

  • Lặp cú pháp
  • Điệp cú pháp

Khái niệm

  • Là biện pháp tu từ, lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.

Ví dụ:

Chỉ cá liền với nước

Chỉ lúa liền với ruộng

Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!

(Tiễn dặn người yêu)

  • Lặp cấu trúc “Chỉ A liền với B”.
  • Sự gắn bó giữa những sự vật khó chia lìa; tạo sự liên kế giữa hai dòng thơ.

Tác dụng

Lặp cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung và tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

Được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.

  1. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK tr.24): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây ( trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tư từ ấy.

  1. Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượng vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi.

  1. Đừng bỏ em trơ trọi giữ rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!

  1. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

  1. Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượng vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh quay đi, anh quay đi.

  • Phép lặp: “anh quay lại, anh quay lại”
  • Tác dụng: truyền tải, thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

è Khắc họa rõ nét tâm trạng, cảm xúc lưu luyến của nhân vật.

  1. b. Đừng bỏ em trơ trọi giữ rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!

  • Phép lặp: “Đừng bỏ em…”.
  • Tác dụng: khắc họa cảm xúc luyến tiếc, buồn rầu của người con gái khi phải tiễn người con trai ra đi được bộc lỗ rõ ràng hơn.
  1. Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

  • Phép lặp: “Không lấy được nhau…”.
  • Tác dụng: Khắc hoạ rõ nét hình ảnh và cảm xúc của nhân vật, họ muốn ở bên nhau, dù thời gian có trôi qua bao lâu.

Bài tập 2 (SGK tr.24, 25): Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

  1. Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi)

  1. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

  1. Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

(Trương Quốc Khánh)

  1. Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di doán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ đấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.

(Nguyễn Huy Tưởng)

a

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Điệp cấu trúc

“đây là của chúng ta”

Tác dụng: tạo nên nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Biện pháp lặp cấu trúc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 cánh diều, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Biện pháp lặp, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 TH tiếng Việt: Biện pháp lặp

Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay