CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Em hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
Kể tên một số người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ em biết?
Anh hùng Bế Văn Đàn
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi
Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí
[Văn bản]
VÀO CHÙA GẶP LẠI
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Tìm hiểu chung
- Tác giả
- Tác phẩm
- Tìm hiểu chi tiết
- Tình huống truyện
- Hình tượng nhân vật Đàm Thân
- Nghệ thuật viết kí
III. Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
- TÌM HIỂU CHUNG
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Minh Chuyên, tác phẩm “Vào chùa gặp lại”.
- Tác giả
Minh Chuyên sinh năm 1948
- Quê quán: Thái Bình.
- Từng giữ chức vụ quan trọng của Hội Nhà Văn Việt Nam.
- Phong cách sáng tác: Bám sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là những hậu hoạ, những bức xúc lớn sau cuộc chiến, cảnh ngộ xót đau, bi kịch, đầy éo le, oan trái.
- Tác phẩm tiêu biểu: Người gặp trong mơ, Người lang thang không cô đơn, Người không cô đơn, Di họa chiến tranh…
- Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong tập “Người lang thang không cô đơn”.
- Tác phẩm là những trang viết về người thật, việc thật về cuộc đời sư thầy Đàm Thân sau khi chiến tranh kết thúc.
- Văn bản chính là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với sư thầy Đàm Thân.
Bố cục
Phần 1: Từ đầu… “mong đồng đội trầm luân vẹn toàn”
Câu chuyện cũ của sư thầy Đàm Thân
Phần 2: Tiếp… “xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn”
Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của Thân khi xuất gia.
Phần 3: Còn lại
Cuộc gặp gỡ của Thân và Quân cùng cái kết của mối tình.
II.
TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Tình huống truyện
Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?
- Nhân vật “tôi” – một người chiến sĩ từng tham gia chiến đấu trong thời kì chống Mĩ ác liệt có buổi gặp gỡ với người đồng đội xưa.
- Cuộc gặp gỡ với người nữ quân y trong tình huống bất ngờ. Sau hơn hai mươi năm, nhân vật tôi, một lần nữa gặp lại người y sĩ ngày trước ở chùa Đông Am.
- Ý nghĩa
- Thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật tôi.
- Hình tượng nhân vật Đàm Thân
Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó?
- Số phận
- Là nạn nhân của chiến tranh:
- Bị ba vết thương lớn trong một tai nạn trên đường tiến quân năm 1975: ở đầu, ở gối, ở cột sống với tỉ lệ thương tật 62%, hưởng chế độ bệnh binh 2/4 khi trở về.
- Nhiễm chất độc màu da cam và vết thương khiến Thân không thể sinh con.
- Chịu nỗi đau đớn kinh hoàng về tinh thần:
- Hồng Quân – người yêu của Thân, động lực để Thân vào chiến trường và khao khát được sống cùng anh khi chiến tranh kết thúc đã hi sinh.
- Đàm Thân là một cô gái tiêu biểu cho cuộc đời, số phận của biết bao cô gái trong chiến tranh. Được sống sót với cô không biết là niềm vui hay nỗi bất hạnh.
- Phẩm chất
- Là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước:
- Vào chiến trường chiến đấu khi tuổi đời còn rất trẻ, đầy khao khát và nhiệt huyết.
- Hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao, dù có khó khăn gian khổ.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu:
- Quyết định vào chiến trường và hăm hở lao vào phục vụ chiến đấu một phần cũng là vì tình yêu với Quân.
- Khi nghe tin Quân hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, cô đau đớn, bàng hoàng và quyết định sẽ giữ mối tình với Quân và không yêu thêm một ai nữa.
Sống vì đời, giúp đời.
- Thân xuống tóc, quyết tâm đi tu để cầu nguyện cho ân nhân, cho đồng đội, cho cả người yêu mình.
- Làm việc chăm chỉ, cần mẫn, học hỏi không ngừng.
- Xốc vác mọi việc giúp đời, giữ chùa trong sạch, không để “tạp giáo”, “bá đạo” len lỏi vào chùa.
- Không lợi dụng của Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,…
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học