Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo). Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bài 8: Bi kịch
Thực hành tiếng Việt
NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
Trình bày lại đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã được học.
Phương tiện được sử dụng là âm thanh (phương tiện ngôn ngữ).
Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt... (phương tiện phi ngôn ngữ).
Lời nói khó phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài (nếu không được ghi âm, ghi hình).
Có thể đổi vai cho nhau.
Người nói
Người nghe
Khi giao tiếp cần: Lịch sự, dễ hiểu, tập trung, tôn trọng người khác.
Ngôn ngữ nói
Thường sử dụng những từ giản dị, dễ hiểu và những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ.
Nhờ có sự hỗ trợ của bối cảnh giao tiếp, người nói có thể sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt.
Người nói có thể sử dụng những yếu tố chêm xen dư thừa để người nghe dễ theo dõi.
Phương tiện được sử dụng là chữ viết (phương tiện ngôn ngữ).
Hình ảnh, kí hiệu, sơ đồ... (phương tiện phi ngôn ngữ).
Các văn bản viết được phổ biến rộng và lưu giữ rất lâu dài.
Người viết
Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là hình thức giao tiếp mà người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau.
Người viết vẫn phải hình dung là viết cho người đọc nhất định và có thể nhận được phản hồi của người đọc.
Ngôn ngữ viết
Thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh.
Vì đối tượng giao tiếp không có mặt nên người viết cần lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu đầy đủ điều mình muốn nói.
Ít sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen dư thừa.
LUYỆN TẬP
Hoàn thành các bài tập trong SGK tr.110, 111
Bài tập 1 SGK tr.110
Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!” đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104 – 105).
Đáp án
Hồn Trương Ba: Ta… ta… đã bảo mày im đi!
Xác Hàng Thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!
…
Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!
Ngôn ngữ trong đoạn trích là những lời nói dùng trong giao tiếp hằng ngày.
Người nói và người nghe được tiếp xúc trực tiếp với nhau, luân phiên nhau trong vai trò nghe và nói.
Bài tập 2 SGK tr.111
Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:
. Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng … Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. (Hoài Thanh)
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử Ngữ văn 11 cánh diều, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói, Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói