Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình sol 6

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Cánh diều bài: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình sol 6. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC EM NGÀY HÔM NAY

KHỞI ĐỘNG

Em hãy tưởng tượng, nếu một ngày em bị lạc ở một nơi xa vắng, không có bóng người, em sẽ làm gì để tự cứu lấy mình?

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

TIẾT…: NHẬT TRÌNH SOL 6

       _En-đi Uya_

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

III. TỔNG KẾT

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả
  • En-đi Uya (1972), quê ở bang Ca-li-phóoc-ni-a (Carlifornia), Mỹ.
  • Là một tiểu thuyết gia người Mỹ và cựu lập trình viên máy tính.
  • Năm 2015, cuốn tiểu thuyết The Martian năm 2011 của ông đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên năm 2015.
  1. Tác phẩm

Trích chương mở đầu của tiểu thuyết Người về từ Sao Hỏa (2015) – một trong những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi bật nhất của En-đi Uay.

Tóm tắt nội dung tiểu thuyết: Một trận bão cát ác liệt trên sao Hoả khiến Mác Oát-ni suýt mất mạng. Đoàn phi hành gia Hơ-mét nghĩ chắc chắn anh đã hi sinh nên họ lên đường trở về Trái Đất. Mác còn trơ trọi một mình trên sao Hoả, với lượng nhu yếu phẩm chỉ đủ một tháng. Anh tuyệt vọng chạy đua với thời gian và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót, không cách nào báo tin về Trái Đất, không cách nào cầm cự được cho đến lúc nếu may mắn có người đến giải cứu. Truyện xoay quanh hành trình sinh tồn của Watney và những nỗ lực của NASA trong việc đưa anh về lại Trái Đất.

Trả lời câu hỏi

Xác định thể loại văn bản, ngôi kể, tác dụng.

Xác định bố cục.

Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện có tính chất “viễn tưởng”?

  1. Đọc văn bản
  • Thể loại : tiểu thuyết
  • Ngôi kể: ngôi thứ nhất → Câu chuyện trở nên chân thực, bộc lộ rõ tâm trạng và cảm xúc của nhân vật.
  • Bố cục: 2 phần
  • Phần 1 (Từ đầu đến “ở trong tình trạng này quá lâu”):  Sự cố bão cát trên Sao Hỏa.
  • Phần 2 (Còn lại): Sự cố gắng tìm cách để trở về.
  • Sự kiện chính trong đoạn trích: Đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng. Anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.

Giải thích từ ngữ

Háp (Hab) : Căn nhà trên sao Hoả để các phi công vũ trụ ở và liên lạc với phương tiện MAV.

MAV (Mar Ascent Vehicle) : Phương tiện để các nhà du hành rời sao Hoả về trạm vũ trụ Hơ-mét trên quỹ đạo, sau khi hoàn thành công việc.

Sol: Một đơn vị ngày trên sao Hoả.

  1. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Đọc phần 1 và trả lời câu hỏi:

  • Phần (1) kể về việc gì?
  • Liệt kê các số từ có trong phần (1), việc sử dụng nhiều số từ như vậy có ý nghĩa gì?
  • Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?
  • Vì sao nhân vật “tôi” bị thương?
  • Dụng cụ giúp nhân vật tôi vượt qua được tai nạn?
  1. Sự cố bão cát trên sao Hoả

Phần (1) đã kể về sự cố bão cát trên Sao Hỏa mà đoàn phi hành gia Hơ-mét của nhân vật tôi gặp phải.

Chiếc MAV được coi là quan trọng nhất vì nó là một con tàu không gian có nhiều bộ phận tinh xảo.

Nhân vật “tôi” bị thương vì bị một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người.

Dụng cụ đã giúp cho nhân vật “tôi” vượt qua được tai nạn chính là bộ đồ du hành. Khi áp suất giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ để cân bằng.

Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?

  • Những chi tiết trong văn bản thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ:
  • Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.
  • Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.

Cách tác giả mô tả lại sự cố:

  • Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm, chiếc ăng-ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần.
  • Máu chảy ra ngoài nhanh chóng bị bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp để lại một đống cặn.
  • Khi áp suất giảm, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ.

Tác giả bằng sự hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ đã tạo nên một tình huống hấp dẫn, gay cấn cho truyện nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác của các sự kiện khoa học.

Nhân vật “tôi” rơi vào một tình huống vô cùng khó khăn, “đơn thương độc mã” trên sao Hỏa, phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để giữ mạng sống cho chính mình.

Đọc phần 2 và trả lời câu hỏi:

  • Điều gì khiến “tôi vui mừng khôn tả” và điều gì khiến “tôi buồn da diết”? Vì sao?
  • Nhân vật “tôi” lâm vào tình cảnh như thế nào?
  • Câu kết thể hiện tâm trạng gì của nhân vật “tôi”?
  • Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi” trong đoạn trích?
  1. Sự cố gắng tìm cách để trở về
  • Nhân vật “tôi” trở về căn Háp trong tâm trạng nửa vui nửa buồn: căn Háp ở lại giúp nhân vật “tôi” có thêm thời gian sống còn chiếc MAV đã đi nên nhân vật “tôi” không thể trở về Trái Đất.
  • Nhân vật “tôi” bị ngã lăn xuống đồi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão, căn Háp được thiết kế để dùng đến 31 ngày và không có cách nào liên lạc được với Hơ-mét .

Nhận xét

Nhân vật “tôi” rơi vào một tình cảnh khó khăn và câu kết thể hiện tâm trạng tuyệt vọng. Tuy nhiên, những hành động của nhân vật thể hiện ý chí sống cao, dù trong hoàn cảnh éo le tuyệt vọng vẫn cố gắng tìm cách để giúp bản thân vượt qua.

III. TỔNG KẾT

NỘI DUNG

Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.

NGHỆ THUẬT

Lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.

Yếu tố viễn tưởng thú vị, thể hiện sự am hiểu khoa học của tác giả

LUYỆN TẬP

Trò chơi: HÀNH TINH ÁNH SÁNG

Câu 1. Tác giả En-Đi Uya là người nước nào?

  1. Liên Bang Nga
  2. Đức
  3. Pháp

Câu 2. Nhật trình Sol 6 là chương thứ mấy trong tác phẩm Người về từ Sao Hỏa?

  1. Chương mở đầu
  2. Chương II
  3. Chương kết thúc
  4. Chương X

Câu 3. Chiếc MAV đươc coi là quan trọng nhất không phải vì lí do gì sau đây?

  1. Nó là một con tàu không gian.
  2. Nó có nhiều bộ phận tinh xảo.
  3. Nó có thể chịu được những cơn bão cát đến một độ nhất định.
  4. Nó là căn nhà trên sao Hỏa để các phi công vũ trụ ở và liên lạc với Trái Đất.

Câu 4. Nhân vật “tôi” khi trở về căn Háp, điều khiến anh “vui mừng khôn tả” là gì?

  1. Chiếc MAV đã đi
  2. Căn Háp còn nguyên vẹn
  3. Thiết bị liên lạc vẫn còn nguyên vẹn
  4. Đồ ăn đủ cho vài tháng

Câu 5. Từ nào sau đây không đúng với tâm trạng của nhân vật tôi?

  1. Vô vọng
  2. Tuyệt vọng
  3. Lạc quan
  4. Lo lắng

VẬN DỤNG

Viết đoạn văn biểu cảm (khoảng 5 - 7 câu) giả sử trong hoàn cảnh của nhân vật “tôi”, em có suy nghĩ và hành động như thế nào?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại văn bản Nhật trình Sol 6

Soạn bài: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

BÀI HỌC KẾT THÚC, HẸN GẶP LẠI CÁC EM!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình sol 6

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 7 cánh diều bài: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 cánh diều bài: Thực hành đọc hiểu - Nhật trình

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay