Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Văn bản 2 - Ông đồ

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản 2 - Ông đồ. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY KHỞI ĐỘNG

  • Quan sát hình ảnh một số chữ thường treo trong nhà và trả lời câu hỏi: Em biết gì về những chữ này?

TIẾT…: VĂN BẢN 2. ÔNG ĐỒ

NỘI DUNG BÀI HỌC

TÌM HIỂU CHUNG

TÌM HIỂU CHI TIẾT

TỔNG KẾT

TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả

Vũ Đình Liên (1913 – 1996), sinh ra tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.

Là một trong những lớp đầu tiên của phong trào thơ mới, nhà giáo nhân dân Việt Nam.

Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

  1. Tác phẩm

Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”.

Là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Đình Liên.

“Ông đồ là di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn– trích Vũ Đình Liên.

Mở rộng kiến thức

Vũ Đình Liên từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về ông đồ xưa. Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân từng viết: “Trong làng thơ mới, Vũ Đình Liên là một người cũ”.

Đầu thế kỉ XX, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế, bỗng chốc bước lạc hướng thời đại và bị bỏ quên. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người.

Mở rộng kiến thức

Bài thơ không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, day dứt về sự tàn tạ, vắng bóng của ông đồ, của con người và của một thời đã qua.

  1. Đọc văn bản

Bài thơ Ông đồ viết về ai?

Nội dung bài thơ trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

  1. Đọc văn bản
  • Thể loại: năm chữ
  • Nội dung: Viết về ông đồ thời vắng bóng. Nếu như trước kia ông đồ được mọi người yêu mến, ca ngợi thì nay đã bị quên lãng “qua đường không ai hay”
  • Bố cục:
  • Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý.
  • Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Ông Đồ thời Nho học lụi tàn.
  • Phần 3 (còn lại): Tâm trạng của tác giả.

TÌM HIỂU CHI TIẾT

Đọc 2 khổ thơ đầu của văn bản và trả lời câu hỏi:

  • Ông đồ xuất hiện vào thời gian nào? Ở đâu? Làm việc gì?
  • Ý nghĩa của từ “mỗi năm”, “lại”?
  • Thái độ của mọi người đối với ông đồ như thế nào?
  • Tài năng của ông đồ được thể hiện ở những câu thơ nào. Hãy phân tích?
  1. Ông đồ thời nho học thịnh hành
  • Hoàn cảnh: Xuất hiện khi tết đến xuân về, bên đường phố, viết câu đối thuê.
  • Khung cảnh: Hoa đào nở, phố đông người qua.
  • Hành động: Bày mực tàu, giấy đỏ.
  • Từ ngữ Mỗi năm, lại: Hình ảnh ông đồ đã trở nên thân quen, xuất hiện đều đặn giữa cảnh sắc ngày tết.
  • Thái độ của mọi người: Ngợi khen, mến mộ, quý trọng ông “Bao nhiêu người thuê viết/Tấm tắc ngợi khen tài”.
  • Mọi người tìm đến ông không chỉ thuê viết chữ mà còn thưởng thức chiêm ngưỡng tài viết của ông.
  • Tài năng: Nét chữ phóng khoáng, bay bổng, mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn sang trọng như chim phượng hoàng đang múa, như rồng đang bay trong mây.
  • Ông đồ như một nghệ sĩ đang trổ tài trước sự mến mộ của mọi người.

Nhận xét

→ Ông đồ là hình ảnh không thể thiếu, là trung tâm của sự chú ý và là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

→ Ông đồ thời đắc ý khi các nhà Nho được coi trọng, ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  • Tìm các chi tiết miêu tả khung cảnh, hành động của ông đồ.
  • Nêu cảm nhận của em khi đọc những dòng thơ:

                  “Giấy đỏ buồn không thắm

                   Mực đọng trong nghiên sầu”

                   “Lá vàng rơi trên giấy

                    Ngoài trời mưa bụi bay”.

  • Hai khổ thơ cuối đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
  • Hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ sau có gì giống và khác với hai khổ thơ trước?
  1. Ông đồ thời nho học lụi tàn

Khung cảnh:

Mỗi năm mỗi vắng: Miêu tả không gian, cho thấy sự tàn lụi của Nho học ngày càng rõ nét.

Ngườ thuê viết nay đâu?: Câu hỏi tu từ để hỏi thời thế cũng chính là tự vấn bản thân.

Biện pháp tả cảnh ngụ tình:

  • Hình ảnh gợi sự cô đơn, buồn tủi của đồ vật hay cũng chính là của con người.

Hình ảnh tả cảnh ngụ tình, gợi lên nỗi lòng của ông đồ:

  • Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, chia li.
  • Mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo, buồn bã.

→ Miêu tả khung cảnh cũng chính là miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi của số phận.

  1. Ông đồ thời nho học lụi tàn
  • Hành động: ông đồ vẫn ngồi đấy.
  • Nỗi buồn tủi của ông đồ như thấm vào những vật vô tri, vô giác.
  • Biện pháp nghệ thuật:
  • Điệp từ “mỗi”.
  • Nhân hóa “giấy đỏ buồn”, “nghiên sầu”.
  • Câu hỏi tu từ “Người thuê viết nay đâu?”.
  • Ông đồ trơ trọi, lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời.
  • Ông đồ thời suy tàn.

Nhận xét

Sự đối lập khung cảnh với hai khổ thơ đầu: Mở đầu là khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp nhưng giờ đây chỉ có ông đồ vẫn vậy, thời thế đã đổi thay. Vẫn là ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy, nhưng giờ đâu không ai thuê viết, không ai ngưỡng mộ tài năng, học vấn của họ nữa. Trong khung cảnh ngày xuân, hình ảnh ông đồ hiện lên đìu hiu, buồn bã, lẻ loi giữa phố đông.

Trả lời câu hỏi

  • Khổ thơ cuối lặp lại những hình ảnh nào đã có ở khổ thơ đầu? Ý nghĩa của sự lặp lại đó?
  • Tại sao tác giả lại gọi ông đồ là “ông đồ xưa”?

                       “Năm nay hoa đào nở,

                       Không thấy ông đồ xưa.

                       Những người muôn năm cũ

                       Hồn ở đâu bây giờ?”

  • Tâm tư nhà thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu cuối bài?
  1. Nỗi niềm của tác giả
  • Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ: Hình ảnh “hoa đào làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu” .
  • Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ.
  • Ông đồ xưa: Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng, vắng bóng trong cuộc sống hiện đại.
  • Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ với lớp người đã cũ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt.
  • Nhà thơ thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ.

Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Khắc họa hình ảnh ông đồ, thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

  1. Nghệ thuật
  • Sử dụng bút pháp lãng mạn.
  • Thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
  • Xây dựng những hình ảnh đối lập.
  • Kết hợp biểu cảm, kể, tả.
  • Lời thơ gợi cảm xúc.

LUYỆN TẬP

  • Hoàn thành bảng dưới đây để thấy được những điểm đối lập của hình ảnh ông đồ trong bài thơ.

VẬN DỤNG

Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại kiến thức đã học.

Học thuộc lòng bài thơ “Ông đồ”.

Soạn bài “Thực hành tiếng việt” (SGK tr.48).

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Văn bản 2 - Ông đồ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 7 cánh diều bài: Văn bản 2 - Ông đồ, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 cánh diều bài: Văn bản 2 - Ông đồ

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay