Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Văn bản 1 - Mẹ

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Ngữ văn 7 bộ sách Cánh diều bài: Văn bản 1 - Mẹ. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BUỔI HỌC MÔN NGỮ VĂN

KHỞI ĐỘNG

  • Em đã đọc hoặc đã học bài thơ 4 chữ nào? Hãy đọc một đoạn trong bài thơ cho cả lớp cùng nghe.
  • Khi nhắc đến mẹ của mình, điều em cảm thấy tự hào nhất về mẹ là gì?

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. MẸ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. TÌM HIỂU CHI TIẾT

III. TỔNG KẾT

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  2. Tác giả
  • Đỗ Trung Lai (1950), quê quán xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.
  • Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
  • Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu(thơ, 1990), Anh em và những người khác(thơ, 1990),…
  1. Tác phẩm

Xuất xứ: trích tập thơ Đêm sông Cầu (2003).

  • Bài thơ được viết theo thể loại nào? Em hãy chỉ ra đặc điểm của bài thơ về số tiếng và nhịp các dòng thơ, vần của bài thơ.
  • Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
  1. Đọc văn bản
  • Thể loại: thơ bốn chữ.
  • Số tiếng: mỗi dòng thơ 4 tiếng.
  • Nhịp thơ linh hoạt 2/2, 1/3.
  • Gieo vần cách – dễ thuộc, dễ nhớ.
  • Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
  • Bài thơ viết về mẹ và những tình cảm yêu thương của người con dành cho mẹ.
  1. TÌM HIỂU CHI TIẾT
  2. Hình ảnh người mẹ
  • Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh nào?
  • Tại sao, tác giả chọn hình ảnh cây cau để đối chiếu với người mẹ.
  • Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ.
  • Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Tác dụng của BPTT đó?
  • Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.
  • Là hình ảnh quen thuộc, gắn với làng quê, thường xuất hiện trong dân gian.
  • Tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người.
  • Hình dáng của mẹ: sử dụng nghệ thuật tương phản, đối lập giữa hai hình ảnh mẹ và cau.
  • Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt nhưng mẹ ngày càng già đi.
  • Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu.
  • Miếng trầu của mẹ bổ có sự thay đổi như thế nào qua thời gian? Hành động đó nói lên điều gì?
  • Hành động của mẹ:
  • Khi con còn bé: bổ cau làm tư.
  • Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to.
  • Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.

Nhận xét

  • Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: mẹ và cau - một thứ cây rất gần gũi trong đời sống làng quê.
  • Nhà thơ khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ, đem đến cho người đọc sự cảm nhận gần gũi giữa cau và mẹ:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau - ngọn xanh rờn

Mẹ - đầu bạc trắng.

Nhận xét

Hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ đã gợi ra cảm nhận về công lao, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành.

Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp:

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

  • Dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần.
  • Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, thể hiện sự nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần.

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

  • Qua những câu thơ miêu tả dáng hình mẹ, em cảm nhận được tình cảm gì ở người con?
  • Tìm và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ.
  • Câu thơ “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ” sử dụng biện pháp tu từ gì?
  • Em có hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
  1. Tình cảm của người con dành cho mẹ
  • Cảm xúc của người con: Nỗi buồn, xót xa trước tuổi già của mẹ.
  • Câu thơ “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ” sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh người mẹ ví như miếng cau khô gầy.
  • Thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
  • Tình cảm của người con:
  • Con nâng trên tay: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.
  • Không cầm được lệ: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa.
  • Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.
  1. Tình cảm của người con dành cho mẹ

Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?

Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con.

"Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung, ý nghĩa
  • Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ.
  • Qua đó thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.
  1. Nghệ thuật

Thể thơ bốn chữ.

Lời thơ giản dị, tự nhiên.

Hình ảnh thơ gần gũi.

LUYỆN TẬP

Trong số những hình ảnh tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào?

VẬN DỤNG

Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) nêu lên những cảm nhận của em về sự thay đổi của người thân.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học.

Học thuộc lòng bài thơ “Mẹ”.

Soạn trước bài: Ông đồ.

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC EM!

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 Cánh diều bài: Văn bản 1 - Mẹ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Ngữ văn 7 cánh diều, giáo án điện tử Ngữ văn 7 cánh diều bài: Văn bản 1 - Mẹ, giáo án trình chiếu Ngữ văn 7 cánh diều bài: Văn bản 1 - Mẹ

 

Bài giảng điện tử Ngữ văn 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay