Tải giáo án Powerpoint Toán 7 CTST bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint Toán 7 bộ sách Chân trời sáng tạo bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên. Soạn giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!

KHỞI ĐỘNG 

Trước mỗi trận đấu trọng tài thường tung đồng xu để quyết định xem đội nào sẽ được chọn sân. Em có thể đoán trước đội nào sẽ chọn sân hay không?

CHƯƠNG 9:

MỘT SỐ YẾU TỐ XÁC SUẤT

BÀI 1

LÀM QUEN VỚI BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN

NỘI DUNG

BIẾN CỐ

BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI


  1. BIẾN CỐ

Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các sự kiện sau, sự kiện nào không thể xảy ra, sự kiện nào chắc chắn xảy ra?

A: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2";

B: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa";

C: "Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp".

Kết quả:

- Sự kiện không thể xảy ra: sự kiện B

- Sự kiện chắc chắn xảy ra: sự kiện A.

HOẠT ĐỘNG NHÓM

BTT1:

Đọc các sự kiện, hiện tượng sau và xác định xem:

  1. a) Các sự kiện, hiện tượng nào không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra.
  2. b) Các sự kiện, hiện tượng biết trước được chắc chắn có thể xảy ra không xảy ra.

(1) Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

(2) Có 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

(3) Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

(4) Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

(5) Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

Kết quả:

Các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(2) Có 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

(5) Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

(3) Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

- Các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(1) Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

(4) Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

Kết luận

Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên hay trong một phép thử nghiệm được gọi là một biến cố.

- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.

- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.

Xác định loại biến cố của các sự kiện ở HĐKP1

A: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2";

B: "Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa";

C: "Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp".

Kết quả:

Trong HĐKP1, sự kiện C là biến cố ngẫu nhiên, sự kiện A là biến cố chắc chắn và sự kiện B là biến cố không thể.

BTT2: Trong các biến cố sau, em hãy chỉ ra biến cố nào là biến cố chức chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

A: "Trong điều kiện thường, nước đun đến 100oC sẽ sôi".

B: "Tháng Hai năm sau có 31 ngày".

C: "Khi gieo hai con xúc xắc thì tổng số chấm xuất hiện trên haii con xúc xắc là 8".

Kết quả:

- Biến cố A là biến cố chắc chắn vì nó luôn xảy ra.

- Biến cố B là biến cố không thể vì nó không bao giờ xảy ra.

- Biến cố C là biến cố ngẫu nhiên vì ta không biết trước nó có xảy ra hay không.

(Biến cố C xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc là (2; 6); (3; 5); ...và không xảy ra nếu số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (4;6); (5; 5);...


  1. BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI

Ví dụ 1:

Gieo một con xúc xắc và thấy xuất hiện 6 chấm ở mặt trên cùng. Trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra, biến cố nào không xảy ra?

A: "Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 3";

B: "Gieo được mặt có số chấm là ước của 6";

C: "Mặt bị úp xuống có số chấm bằng 1".

Kết quả:

- Vì  nên biến cố  không xảy ra.

- Vì 6 là uớc của chính nó nên biến cố  xảy ra.

- Tổng số chấm trên hai mặt đối diện của con xúc xắc luôn bằng 7 nên nếu mặt xuất hiện có 6 chấm thì mặt bị úp xuống có 1 chấm. Vậy biến cố  xảy ra.

THẢO LUẬN NHÓM

Ví dụ 2: SGK -tr87

Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên. Tại sao?

A: "Gieo được mặt có ít nhất 1 chấm";

B: "Gieo được mặt có số chấm là bội của 7";

C: "Gieo được mặt có số chấm là ước của 7".

Kết quả:

A: "Gieo được mặt có ít nhất 1 chấm"

 Biến cố chắc chắn ( do tất cả các mặt của con xúc xắc đều có ít nhất 1 chấm)

B: "Gieo được mặt có số chấm là bội của 7"

 Biến cố không thể (do số chấm trên mỗi mặt của con xúc xắc đều không chia hết cho 7 )

C: "Gieo được mặt có số chấm là ước của 7

 Biến cố ngẫu nhiên (vì ta không biết trước được nó có xảy ra hay không. Chẳng hạn, nếu gieo được mặt 1 chấm thì  xảy ra. Ngược lại, nếu gieo được mặt 2 chấm thì C không xảy ra. )

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Toán 7 CTST bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Powerpoint Toán 7 chân trời sáng tạo, giáo án điện tử Toán 7 CTST bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu, giáo án trình chiếu Toán 7 chân trời bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu

 

Bài giảng điện tử Toán 7 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay