1. Nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc vì:
- Về chính trị:
- Đối nội: chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao.
- Đối ngoại: mở các cuộc xâm lăng, mở rộng lãnh thổ.
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp: chính sách quân điền, tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng,...
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: luyện kim, gốm sứ, tơ lụa, đóng thuyền,... đều rất phát triển.
- Về văn hóa:
- Văn học: khối lượng tác phẩm thơ đồ sộ (gần 50 nghìn bài), đạt đến đỉnh cao nghệ thuật với nhiều tiểu thuyết ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn học các nước khác.
- Tôn giáo: Nho giáo và Phật giáo phát triển hài hòa.
=> Lãnh thổ được mở rộng, đất nước giàu mạnh, phát triển.
2. Điểm mới của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường:
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
- Các thành thị Bắc Kinh, Nam Kinh là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế lớn.
- Thương nghiệp phát triển mạnh mẽ và có dấu hiệu tách ra khỏi nông nghiệp.
- Sự phát triển của công thương nghiệp đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của mầm mống tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc.