Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về cơ khí động lực

Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về cơ khí động lực. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CẤU TẠO CHUNG HỆ THỐNG CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

1. Sơ đồ khối hệ thống cơ khí động lực

- Hệ thống cơ khí động lực thường bao gồm: nguồn động lực, hệ thống truyền động và máy công tác được liên kết với nhau.

2. Các bộ phận chính trong hệ thống cơ khí động lực

a) Nguồn động lực

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr69)

1. Nguồn động lực có vai trò cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.

2. Một số máy móc, thiết bị có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực: ô tô, tàu hỏa, xe máy, công nông, máy cày,…

*Kết luận

- Nguồn động lực có vai trò sinh ra công suất và momen kéo máy công tác.

- Nguồn động lực gồm nhiều loại: động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, động cơ phản lực,…

b) Hệ thống truyền động

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr70)

1. Hệ thống truyền động có vai trò thực hiện truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ nguồn động lực đến máy công tác.

2. Một số hệ thống truyền động cơ khí gồm:

+ Hệ thống truyền động xe máy, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay momen từ động cơ đến bánh sau xe máy.

+ Hệ thống truyền động đai của máy xay xát, có vai trò truyền và biến đổi số vòng quay, momen từ động cơ đến bộ phận xay xát.

*Kết luận

- Hệ thống truyền động gồm nhiều loại có cấu tạo và nguyên lí làm việc khác nhau như truyền động cơ khí, thủy lực,…

- Truyền động cơ khí thường gồm các loại: truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động các đăng.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr71)

1. Trên xe máy có các hệ thống truyền động: li hợp, hộp số, bộ truyền xích, truyền lực các đăng.

+ Li hợp có vai trò truyền, ngắt chuyển động, công suất từ động cơ ra hộp số.

+ Hộp số có vai trò thay đổi tỉ số truyền nhằm làm thay đổi số vòng quay, mômen từ động cơ đến bộ truyền xích hoặc truyền lực các đăng.

+ Bộ truyền xích dùng để truyền và biến đổi số vòng quay, mômen từ trục ra của hộp số đến bánh sau của xe máy.

+ Truyền lực các đăng dùng để truyền mômen từ trục ra của hộp số đến bánh sau của xe máy.

2. Để thay đổi số vòng quay từ động cơ đến bánh sau xe máy, có thể thay đổi cấp số của hộp số nhằm mục đích thay đổi tỉ số truyền.

c) Máy công tác

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr71)

1. Máy công tác nhận năng lượng từ nguồn động lực thông qua hệ thống truyền động để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống cơ khí động lực.

2. Một số máy công tác thường gặp: lưỡi cày của máy cày, lưỡi cưa của máy cưa, lưỡi cắt cỏ của máy cắt cỏ, bánh xe ô tô chủ động,…

3. + Bánh sau xe máy (hình 15.5a) có nhiệm vụ làm cho xe máy chuyển động.

+ Chân vịt tàu thủy (hình 15.5b) có nhiệm vụ đẩy tàu thủy chuyển động.

+ Máy xay xát (hình 15.5c) có nhiệm vụ xay xát thóc, một số loại hạt,…

II. MỘT SỐ MÁY MÓC THUỘC LĨNH VỰC CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

1. Một số phương tiện giao thông

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr72)

- Một số phương tiện giao thông thuộc lĩnh vực cơ khí động lực: ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy,…

a) Ô tô

- Ô tô có nhiều chủng loại khác nhau dùng để chuyên chở hàng hóa, chở người hoặc làm các nhiệm vụ riêng.

b) Tàu thủy

- Là phương tiện giao thông vận tải đường thủy, phục vụ chuyên chở hành khách, hàng hóa.

c) Tàu hỏa

- Là phương tiện giao thông vận tải đường sắt chuyên dùng để chở người hoặc hàng hóa.

d) Máy bay

- Là phương tiện giao thông vận tải đường hàng không. Tùy mục đích sử dụng, máy bay có thể chia ra làm máy bay dân dụng và máy bay quân sự.

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr72)

Một số máy xây dựng thuộc lĩnh vực cơ khí động lực: máy đào, máy ủi, máy đầm,…

2. Một số máy móc xây dựng

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr72)

1. + Công việc chủ yếu của máy đào là đào kênh mương, hố móng,…xúc đất, đá, vật liệu rời đổ lên thiết bị vận chuyển khác.

+ Công việc chủ yếu của máy đầm là làm chặt đất.

2. Bộ phận công tác của máy đào là gầu xúc. Bộ phận công tác của máy đầm là quả lăn.

a) Máy đào

- Được sử dụng phổ biến trên các công trường khai thác khoáng sản, các công trình xây dựng.

b) Máy đầm

- Có nhiều loại, trong đó máy đầm rung quả lăn nhẵn được sử dụng phổ biến.

3. Một số máy tĩnh tại

*Trả lời câu hỏi (SGK – tr73)

Máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong thường được sử dụng làm máy phát điện dự phòng ở các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Máy bơm sử dụng động cơ đốt trong thường được sử dụng trong lĩnh vực cấp thoát nước, tưới tiêu cây trồng, phòng cháy chữa cháy,…

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về cơ khí động lực, Kiến thức trọng tâm Tin học 11Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 15: Khái quát về cơ khí động lực

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com