[toc:ul]
- Quy trình chế tạo cơ khí là trình tự cần thiết để thực hiện công việc biến đổi nguyên liệu đầu vào thành các chi tiết, các bộ phận, các máy móc thiết bị hoặc các hệ thống cơ khí,…
Quy trình chế tạo cơ khí là trình tự cần tuân theo để thực hiện công việc biến đổi nguyên liệu đầu vào thành các chi tiết, các bộ phận, các máy móc thiết bị hoặc hệ thống cơ khí,... Các bước cơ bản trong quy trình chế tạo cơ khí bao gồm: Chuẩn bị chế tạo; Gia công chi tiết; Lắp ráp chi tiết; Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm.
Một nhà máy chế tạo cơ khí không cần thực hiện đầy đủ các bước như hình 2.2.
Lí do: sản phẩm của ngành cơ khí rất đa dạng có thể là 1 chi tiết hoặc nhiều chi tiết lắp ghép với nhau nên quy trình chế tạo có thể bao gồm đủ hoặc thiếu một trong hai bước gia công và lắp ráp chi tiết.
Bước 1: Chuẩn bị chế tạo
Nghiên cứu bản vẽ
Vai trò: Xác định rõ các thông tin cần thiết về sản phẩm liên quan đến việc chế tạo như: quy trình công nghệ, phương pháp gia công, điều kiện sản xuất.,...
Nghiên cứu bản vẽ lắp sản phẩm puli treo ở hình 2.3 để xác định số lượng chi tiết cầu thành nên sản phẩm cũng như mối quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết.
Nghiên cứu bản vẽ chi tiết bạc lót ở hình 2.4 để lựa chọn được phương pháp gia công
Lập quy trình công nghệ
Chuẩn bị trang thiết bị
+ Sau khi nghiên cứu bản vẽ, bước tiếp theo là lập quy trình công nghệ để chế tạo sản phẩm đúng yêu cầu kĩ thuật và giảm thiểu chi phí.
VD: Các chi tiết cần xây dựng quy trình công nghệ gia công là các chi tiết đặc thù mang đặc tính riêng cho từng sản phẩm. Các chi tiết thông dụng như ốc, vít,bu lông sẽ mua theo tiêu chuẩn để giảm chi phí.
+ Chọn trang thiết bị phục vụ chế tạo nhằm mục đích chuẩn bị các điều kiện chế tạo phù hợp với các quy trình công nghệ đã xây dựng tránh lãng phí không cần thiết hoặc không đủ điều kiện chế tạo.
VD: Để chế tạo sản phẩm puli treo cần chuẩn bị máy tiện, máy phay, dao tiện, dao phay,…
Chuẩn bị phôi
Đối với sản phẩm puli treo ở hình 2.3, các chi tiết cần xây dựng quy trình công nghệ gia công là: giá treo, giá đỡ trục, puli và bạc lót. Các chi tiết còn lại (bulông, đai ốc) là các chi tiết thông dụng sẽ mua theo tiêu chuẩn để giảm chi phí. Sản phẩm puli treo được tạo thành từ nhiều chi tiết nên cần xây dựng quy trình công nghệ lắp ráp.
Bước 2: Gia công các chi tiết
- Thực hiện gia công các chi tiết theo quy trình gia công đã được xây dựng để có hình dạng, kích thước, trạng thái và đặc tính lí cơ theo yêu cầu kĩ thuật.
+ Đối với chi tiết bạc lót nên lựa chọn máy tiện để gia công.
+ Đối với chi tiết giá đỡ trục nên lựa chọn máy phay, máy khoan để gia công.
Bước 3: Lắp ráp các chi tiết
Trình tự lắp ráp sản phẩm puli treo:
Đưa bánh puli vào vị trí lắp.
Lắp bạc lót vào bánh puli.
Lắp giá đỡ trục vào bạc lót.
Lắp giá treo vào giá đỡ trục.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm
Việc kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm có vai trò khắc phục các lỗi trên sản phẩm trước khi tiến hành công việc đóng gói hoặc đưa sản phẩm vào sử dụng.
Đối với các sản phẩm puli treo cần phải kiểm tra những yêu cầu sau:
Khả năng quay trơn của bánh puli và bạc lót
Độ chính xác của các mối ghép
Độ đồng tâm của các lỗ lắp ghép trên hai giá đỡ trục
Độ chặt của mối ghép bu lông đai ốc giữa giá đỡ trục và giá treo.