Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 7: Phương pháp gia công không phoi

Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 7: Phương pháp gia công không phoi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I . PHƯƠNG PHÁP ĐÚC

1. Khái quát chung

+ Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu đầu vào đông đặc ta thu được sản phẩm.

+ Phương pháp đúc thường để gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp, để tạo phôi cho quá trình gia công.

2. Một số phương pháp đúc

- Đúc trong khuôn cát: sử dụng cát là nguyên liệu chính để tạo khuôn và chỉ sử dụng 1 lần

- Quá trình tạo ra sản phẩm của quá trình đúc trong khuôn cát:

  1.  Làm mẫu

  2.  Làm khuôn cát

  3.  Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn

  4.  Tách khuôn

  5.  Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.

- Đúc khuôn kim loại: sử dụng khuôn được chế tạo từ kim loại có thể sử dụng nhiều lần

- Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp đúc kim loại.

  1.  Chuẩn bị khuôn

  2.  Rót vật liệu đã nấu chảy vào khuôn

  3.  Tách khuôn

  4.  Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.

II. PHƯƠNG PHÁP RÈN

1. Khái quát chung

+ Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi làm biến dạng phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn. Người ta thường nung nóng phôi trước khi gia công.

+ Các sản phẩm của phương pháp rèn có đặc điểm yêu cầu cơ tính cao, chế tạo phôi cho gia công cắt gọt.

2. Một số phương pháp rèn

- Rèn tự do: gia công áp lực cho phép kim loại biến dạng tự do theo các hướng khác nhau. Ưu điểm là thiết bị gia công đơn giản và có tính linh hoạt cao.

- Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn tự do:

  1. Chuẩn bị phôi

  2. Nung nóng phôi

  3. Tác động ngoại lực

  4. Tạo hình sản phẩm

- Rèn khuôn: gia công áp lực, trong đó kim loại được biến dạng hạn chế trong lòng khuôn dưới tác dụng của ngoại lực tác động lên khuôn. Ưu điểm là độ chính xác và năng suất cao.

- Quá trình tạo ra sản phẩm của phương pháp rèn khuôn:

  1. Chuẩn bị phôi

  2. Nung nóng phôi

  3. Cho phôi vào khuôn

  4. Tác động ngoại lực

  5. Tách khuôn

  6.  Lấy sản phẩm khỏi khuôn.

III. PHƯƠNG PHÁP HÀN

1. Khái quát chung

+ Hàn là phương pháp gia công nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau.

+ Các sản phẩm của phương pháp hàn có kết cấu dạng hộp, khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín.

2. Một số phương pháp hàn

+ Hàn hồ quang: gia công dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại tại vị trí hàn để tạo thành mối hàn. Ưu điểm: phù hợp với hầu hết các kim loại, thiết bị đơn giản, cơ động.

+ Hàn hơi: gia công dùng nhiệt của ngọn lửa sinh ra khi đốt cháy các khí với oxygen để làm nóng chảy vật liệu tại vị trí hàn tạo thành mối hàn. Ưu điểm: gia công được các sản phẩm mỏng, nhiệt độ nóng chảy thấp. 

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 7: Phương pháp gia công không phoi, Kiến thức trọng tâm Công nghệ cơ khí 11 Cánh diều bài 7: Phương pháp gia công không phoi

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 Cánh diều mới

PHẦN I: CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

PHẦN II: CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHỦ ĐỀ 5. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


Copyright @2024 - Designed by baivan.net