Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 3: Thực hành tiếng việt trang 64

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành tiếng việt trang 64. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. NGHĨA CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ HÁN VIỆT THÔNG DỤNG VÀ NGHĨA CỦA NHỮNG TỪ CÓ YẾU TỐ HÁN VIỆT

- Từ Hán Việt là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

1. Bài tập 1

a.

- trí tuệ: (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc

- quan niệm: là cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

b.

- thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra

- thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế

c.

- hoàn mĩ: là đẹp đẽ hoàn toàn.

- triết lí: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, súc tích.

2. Bài tập 2

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

Quốc gia, quốc bảo

2

gia (nhà)

gia đình, gia truyền

3

gia (tăng thêm)

gia vị, gia tăng

4

biến (tai hoạ)

tai biến, biến cố

5

biến (thay đổi)

biến hình, bất biến

6

hội (họp lại)

hội thao, hội tụ

7

hữu (có)

hữu hình, hữu ích

8

hoá (thay đổi, biến thành)

tha hóa, chuyển hóa

Nghĩa của từ:

  • quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ

  • quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia

  • gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình

  • gia truyền: là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình.

  • gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học.

  • gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào.

  •  tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ.

  • biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân.

  • hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm.

  • hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm.

  • hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo…

  • hữu ích: là có ích lợi.

  • tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác.

  • chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác..

3. Bài tập 3

Lưu ý: lựa chọn các từ HV để đặt câu và đặt câu có ngữ cảnh đúng với từ đặt.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 3: Thực hành tiếng việt trang 64, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net