Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 5: Cái chúc thư

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 CTST bài 5 Cái chúc thư. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Vũ Đình Long (1896-1960) quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội; 

- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc. 

- Ông là tác giả của nhiều vở kịch hiện đại như: Chén thuốc độc (1921), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944)…

2. Tác phẩm

- Văn bản “Cái chúc thư” trích Hồi IV (Lớp thứ III, IV, V, VI) của vở hài kịch Lê-ga-tê Uy – ni – véc – xen.

- Thể loại: kịch

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

1. Xung đột

- Xung đột giữa Hy Lạc với Khiết, Lý vừa có xung đột với nhau, vừa có xung đột với cụ Di Lung (vắng mặt trong văn bản). Tuy nhiên trong màn kịch này, ba nhân vật hùa vào với nhau thành một phe để mưu toan chiếm gia tài của cụ Di Lung. Nhưng Khiết đã tận dụng cơ hội này để chủ động chia phần cho mình và cho Lý. Do vậy, nảy sinh xung đột với Hy Lạc. Các nhân vật trong xung đột này đều là hiện thân “cái thấp kém”. Họ vì muốn được thừa hưởng gia tài mà dám liều phạm pháp (liều lĩnh đóng vai cụ Di Lung, chủ gia tài, lập chúc thư giả, mạo chữ kí,…). Có thể xem xung đột hài kịch ở đây là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

2. Nhân vật Hy Lạc

- Là cháu trai, có cơ hội được hưởng gia tài hơn, thậm chí sẽ là người toàn phần, duy nhất.

- Tuy là “cậu chủ” nhưng đành phải cậy nhờ đến người giúp việc, nhất là Khiết; trong màn kịch lập chúc thư giả, Hy Lạc đành ở vào vị thế yếu, bị Khiết giả vai cụ Di Lung.

3. Nhân vật Khiết và Lý

- Là những người hầu/ giúp việc, chỉ có thể được chia phần, hưởng lợi nếu Hy Lạc chính thức thừa kế gia tài của Di Lung.

- Vì lòng tham, dám liều lĩnh thực hiện trò giả dối, phạm pháp, lưu manh (Khiết bị Hy Lạc gọi là thằng bợm, đồ đểu cáng,..)

4. Nghệ thuật

Thủ pháp trào phúng

- Về cách sắp xếp hành động, sự việc: tạo tiếng cười bằng tình huống hoán đổi vị thế hài hước, lố bịch: Trong màn kịch làm chúc thư giả, nhân vật Khiết là người hầu trai lại vào vai cụ Di Lung, ông chủ cái gia tài, nên có quyền định đoạt, phán quyết về quyền lợi của người khác; nhân vật Hy Lạc là cậu chủ, lại vào vai thằng cháu, nên đành phải ngoan ngoãn vâng lời người hầu trai của mình,…

- Về cách dựng đối thoại: Thủ pháp tạo ra những lời thoại đứt đoạn của nhân vật Khiết trong vai cụ Di Lung nhằm tăng cường kịch tính.

5. Kết luận theo đặc trưng nghệ thuật

- Thủ pháp trào phúng: tạo cười bằng tình huống hoán đổi vị thế hài hước, lố bịch.

- Cách dựng đối thoại: tạo nên lời thoại đứt đoạn để tăng sự kịch tính cho lớp kịch.

- Tạo xung đột kịch hấp dẫn là xung đột giữa “cái thấp kém” với “cái thấp kém”.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 5 Cái chúc thư, giải ngữ văn 8 sách CTST, giải ngữ văn 8 CTST bài 5 Cái chúc thư

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 CTST mới

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 1

BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU (THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ)

BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 3: SỰ SỐNG THIÊNG LIÊNG (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

BÀI 4: SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI)

BÀI 5: NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÔI HÀI (HÀI KỊCH)

NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TẬP 2

BÀI 6. TÌNH YÊU TỔ QUỐC

(THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ VÀ THƠ TỨ TUYỆT LUẬT ĐƯỜNG)

BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

BÀI 8. CÁNH CỦA MỞ RA THẾ GIỚI (VĂN BẢN THÔNG TIN)

BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (TRUYỆN LỊCH SỬ)

BÀI 10. CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI (THƠ TRÀO PHÚNG)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net