Ôn tập kiến thức Sinh học 10 KNTT bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus

Ôn tập kiến thức Sinh học 10 kết nối tri thức bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

BÀI 25: MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS VÀ CÁC THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VIRUS

I. CƠ CHẾ GÂY BỆNH UNG THƯ

Một số cách gây bệnh của virus

- Virus nhân lên kiểu sinh tan làm phá hủy các tế bào và các mô. 

- Virus xâm nhập vào tế bào có thể sinh ra độc tố biểu hiện triệu chứng bệnh.

- Virus tồn tại trong tế bào trong chu trình tiềm tan gây đột biến gen tế bào chủ dẫn tới ung thư.

- Các bệnh do virus thường có biểu hiện chung là sốt cao, đau nhức các bộ phận cơ thể - đó là đáp ứng của hệ thống miễn dịch chống lại virus. 

- Các virus gây bệnh nguy hiểm ở chỗ chúng dễ phát sinh chủng mới và nhanh chóng lan rộng thành đại dịch toàn cầu. 

- Có khoảng 70% virus có vật chất di truyền là RNA. Sự sao chép trong tế bào chủ để lại rất nhiều đột biến, làm phát sinh chủng virus mới.

II. MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) ở người

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người có tên viết tắt là HIV (Human Immunodeficiency Virus).

a) Cấu tạo của virus

HIV có vật chất di truyền là 2 phân tử RNA, có thêm các loại enzyme.

Bên ngoài capsid có lớp vỏ ngoài từ phospholipid kép, trên bề mặt có các gai glycoprotein (để liên kết đặc hiệu với thụ thể của bạch cầu).

b) Quá trình nhân lên của HIV

Trong quá trình nhân lên, HIV thường tạo ra nhiều biến thể mới - đây là một trong các nguyên nhân khiến việc điều trị hội chứng AIDS gặp khó khăn.

c) Phương thức lây truyền và cách phòng tránh hội chứng AIDS

HIV lây truyền từ người sang người theo ba con đường:

- Tình dục, từ mẹ sang con và đường máu

- Khi đã xâm nhập vào cơ thể, virus HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sơ nhiễm, giai đoạn triệu chứng và giai đoạn cuối.

- Cách phòng tránh hội chứng AIDS, chủ yếu là ngăn ngừa sự lây lan của virus bằng cách:

+ Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng và sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.

+ Không sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết từ người bệnh.

+ Thực hiện truyền máu an toàn.

+ Phát hiện sớm và quản lí tốt người nhiễm HIV cũng góp phần ngăn chặn lây truyền.

2. Bệnh cúm ở người và động vật

a) Cấu tạo virus cúm

- Virus cúm gồm 7 - 8 đoạn RNA ngắn, bên ngoài capsid cũng có vỏ ngoài từ lớp kép phospholipid và các gai glycoprotein.

- Các gai glycoprotein chia thành 2 nhóm chính: nhóm H (nhận biết và liên kết với thụ thể trên màng tế bào chủ) và nhóm N (enzyme phá hủy tế bào chủ).

=> Virus cúm được chia thành 16 phân nhóm khác nhau bởi gai H, và 9 nhóm khác nhau bởi gai N. 

b) Chu trình lây nhiễm

- Virus cúm chỉ nhân lên trong tế bào chủ theo chu kì sinh tan. 

- Virus cúm tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng gai H => vỏ ngoài của virus dung nạp với màng tế bào chủ => hạt virus đi vào tế bào chất => RNA được giải phóng => sinh tổng hợp các thành phần => virus được lắp ráp và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào. 

c) Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh cúm

- Đường lây truyền: giọt dịch khi hắt hơi, dịch tiết … nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

- Cách phòng tránh: 

+ Không ăn thịt gia cầm và động vật chết do dịch bệnh, ăn thức ăn chính và đảm bảo vệ sinh.

+ Không tiếp xúc trực tiếp cũng như mua bán, săn bắt động vật hoang dã vì chúng có thể là ổ chứa virus.

3. Bệnh ở thực vật do virus

- Biểu hiện: lá bị xoăn, có những vết nâu, trắng hoặc vàng trên lá và quả, cây sinh trưởng chậm … tuy nhiên ít khi bị chết.

- Virus thực vật thường chỉ có vỏ capsid mà không có lớp vỏ ngoài và gai glycoprotein như virus động vật. Phát tán theo 2 cách:

+ Truyền bệnh theo hàng ngang: từ cây này sang cây khác => khử trùng dụng cụ làm vườn.

+ Truyền bệnh hàng dọc: từ cây mẹ sang cây con => phòng tránh bằng cách tiêu hủy cây nhiễm bệnh.

III. MỘT SỐ THÀNH TỰU ỨNG DỤNG VIRUS

Chế tạo vaccine

Một trong số cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh sau đó tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo cơ thể tạo kháng thể chống lại virus đó.

2. Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus

Người ta cho nhiễm virus vào các loài côn trùng và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại thực vật. 

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra chế phẩm sinh học có chứa virus Nucleo pohedorosis nhằm diệt trừ sâu khoang, chế phẩm đó được ứng dụng thành công trên rau muống nước,…

3. Sử dụng làm vector trong công nghệ di truyền

Một số loại virus được sử dụng làm vector (thể truyền) để truyền gene từ loài này sang loài khác. Sau đó cho nhiễm vector mang gen có lợi vào tế bào. 

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1: Sử dụng thuốc trừ sâu bằng virus sẽ chỉ tác động đến một mắt xích trong chuỗi thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường. Trong khi sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt loài có hại mà còn tiêu diệt cả nhiều loài khác, đồng thời tồn dư thuốc trừ sâu gây hại cho nhiều loài trong chuỗi và lưới thức ăn, trong đó có con người.

Câu 2: Virus luôn biến đổi tạo ra nhiều biến thể mới nên việc sản xuất vaccine luôn bị lạc hậu với sự tiến hoá của virus. Cần thời gian hàng năm mới có thể sản xuất ra được một loại vaccine chống một chủng virus nhưng chủng virus mới có thể xuất hiện sau hằng tháng thậm chí sau mỗi tuần.

Câu 3: Vaccine có hiệu quả ngắn hay dài còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Virus biến đổi nhanh hay chậm, kháng thể tồn tại dài hay ngắn.

Tìm kiếm google: Ôn tập Sinh học 10 KNTT bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus, ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com