Ôn tập kiến thức Sinh học 10 KNTT bài 7: Tế bào nhân sơ

Ôn tập kiến thức Sinh học 10 kết nối tri thức bài 7: Tế bào nhân sơ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC TẾ BÀO

BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ

- Hình dạng, kích thước:

Có kích thước rất nhỏ (1 μm - 5 μm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. 

=> Tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt tế bào/thể tích tế bào) lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh sản nhanh nên chúng là loại sinh vật thích nghỉ nhất trên Trái Đất.

- Cấu tạo:

+ Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất, chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào. 

+ Tế bào nhân sơ cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.

II. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ

1. Lông, roi và màng ngoài

- Lông, roi: cấu trúc dạng sợi dài, nhô ra khỏi màng và thành tế bào.

+ Roi: được cấu tạo từ bó sợi protein, là cơ quan vận động của tế bào

+ Lông: ngắn hơn nhưng số lượng nhiều hơn roi, giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bmas vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

- Ở một số loại vi khuẩn, thành tế bào được bao phủ bởi một lớp màng ngoài có cấu tạo chủ yếu từ lipopolysaccharide. Màng ngoài của một số vi khuẩn gây bệnh giúp bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu.

2. Thành tế bào và màng tế bào

- Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglycan (bao gồm các chuỗi carbohydrate liên kết với peptide) có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

- Dựa vào cấu tạo thành tế bào, vi khuẩn được chia thành hai nhóm: Gram dương (Gr+) và Gram âm (Gr-).

- Bên dưới thành tế bào là màng sinh chất, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein. 

- Màng tế bào ở bên trong thành tế bào, được cấu tạo bởi 2 thành phần, chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein, có chức năng:

+  Trao đổi chất có chọn lọc.

+ Là nơi diễn ra  một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

3. Tế bào chất

- Nằm giữa màng tế bào và vùng nhân.

- Thành phần chính là bào tương. 

- Là nơi diễn ra các phản ứng hoá sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.

4. Vùng nhân

- Vùng nhân của tế bào vi khuẩn không có màng bao bọc, hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép. Phân tử DNA này mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.

- Một số tế bào vi khuẩn còn có thêm các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng, mạch kép khác được gọi là các plasmid.

Tìm kiếm google: Ôn tập Sinh học 10 KNTT bài 7: Tế bào nhân sơ, ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net