Ôn tập kiến thức Sinh học 10 KNTT bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Ôn tập kiến thức Sinh học 10 kết nối tri thức bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

CHƯƠNG 3. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG VÀ TRUYỀN TIN TẾ BÀO

BÀI 10. TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

- Trao đổi chất qua màng tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào. 

-  Tế bào không thể tồn tại nếu không có hoạt động trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

- Vật chất mà tế bào cần trao đổi với môi trường có thể rất nhỏ như các loại ion cho tới các đại phân tử sinh học. Các phân tử nhỏ ra, vào tế bào chủ yếu dựa trên sự khuếch tán. Các phân tử lớn (đại phân tử) được vận chuyển qua màng theo cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động.

II. CÁC CƠ CHẾ TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

1. Vận chuyển thụ động

Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp - xuôi chiều gradien nồng độ, vì vậy không cần tiêu tốn năng lượng.

2. Khuếch tán đơn giản

- Là sự khuếch tán của các chất qua lớp kép phospholipid.

- Tốc độ khuếch tán qua lớp kép phospholipid phụ thuộc vào bản chất của chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và ngoài màng cũng như thành phần hoá học của lớp kép phospholipid.

3. Khuếch tán tăng cường

- Là kiểu khuếch tán của các chất qua protein xuyên màng.

- Với khuếch tán tăng cường, tế bào có thể điều chỉnh tốc độ các chất ra vào tế bào thông qua việc tăng giảm số kênh protein hoặc đóng mở các kênh theo nhu cầu.

- Các protein xuyên màng làm nhiệm vụ vận chuyển các chất được chia thành nhiều loại: protein kênh, protein màng.

4. Thẩm thấu

- Là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.
- Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì sẽ có một áp lực lên màng tế bào làm cho tế bào động vật có thể vỡ do nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên.

5. Vận chuyển chủ động

- Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

Vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào

a) Thực bào và ẩm bào

- Thực bào: Là phương thức của tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn.

- Cơ chế hoạt động: Màng tế bào lõm vào để bao bọc lấy đối tượng, nuốt hẳn đối tượng vào bên trong tế bào sau đó đối tượng được bao bọc bởi một lớp màng riêng thì liên kết với lizoxom và bị enzim phân hủy.

- Ẩm bào: là quá trình vận chuyển các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào trong tế bào.

– Quá trình ẩm bào: màng sinh chất lõm vào bao bọc lấy giọt dịch rồi đưa vào tế bào.

b) Xuất bào

- Là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

- Quá trình ẩm bào:

+ Các chất có kích thước lớn cần đưa ra khỏi tế bào được bao bọc trong túi vận chuyển

+ Túi này liên kết với màng tế bào đẩy các chất thải ra bên ngoài

Tìm kiếm google: Ôn tập Sinh học 10 KNTT bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào, ôn tập Sinh học 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm sinh học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com