Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Ôn tập kiến thức Sinh học 11 Chân trời sáng tạo bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. BÀI TIẾT

1. Khái niệm và vai trò của bài tiết

  • Bài tiết là quá trình đào thải ra khỏi cơ thể các chất thừa và chất độc hại (CO2, bilirubin, urea, creatinine,…)
  • Vai trò: tránh sự tích tụ của các chất thải, đảm bảo duy trì nồng độ các chất trong cơ thể ở mức ổn định.
  • Diễn ra ở da, phổi, ruột và thận. Trong đó thận là cơ quan chính

Kết luận: Bài tiết là hoạt động của cơ thể nhằm loại bỏ các chất dư thừa và độc ra khỏi cơ thể, giúp duy trì cân bằng nội môi.

2. Thận và vai trò của thận

Các giai đoạn hình thành và bài tiết nước tiểu:

    • Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu
    • Tái hấp thu các chất cần thiết cho cơ thể
    • Tiết các ion thừa, chất độc hại vào dịch lọc hình thành nước tiểu chính thức.
    • Nước tiểu theo ống dẫn nước tiểu xuống bàng quang để thải ra ngoài.

II. CÂN BẰNG NỘI MÔI

1. Khái niệm nội môi và cân bằng nội môi

  • Nội môi là phần dịch ngoại bào của cơ thể. 
  • Cân bằng nội môi là sự cân bằng hàm lượng nước; nồng độ các chất như glucose, muối khoáng; … trong cơ thể. Qua đó duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH, huyết áp của cơ thể.

2. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi.

Các bộ phận tham gia vèo điều hòa và cân bằng nội môi là

  • Bộ phận tiếp nhận kích thích
  • Bộ phận điều khiển
  • Bộ phận kích thích.

3. Điều hòa cân bằng nội môi

a) Điều hòa áp suất thẩm thấu

  • Khi làm lượng nước trong cơ thể giảm → áp suất thẩm thấu tăng → kích thước trung khu điều hòa trao đổi nước ở vùng dưới đồi gây cảm giác khát → uống nước để bổ sung nước; đồng thời kích thích thùy sau tuyến yên tiết hormone chống lợi tiểu ADH → ADH kích thích ống lượn xa và ống góp tăng tính thấm đối với nước → tăng tái hấp thu nước → tăng hàm lượng nước trong cơ thể.
  • Khi hàm lượng nước trong cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu giảm → giảm tiết ADH → ống lượn xa và ống góp giảm tính thấm đối với nước → cơ thể thải nhiều nước.
  • Nhờ chức năng bài tiết nước tiểu, thận đào thải đến 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2), do đó, thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định thể tích và thành phần của dịch ngoại bào (duy trì cân bằng nội môi).

b) Điều hòa hàm lượng đường

  • Khi hàm lượng đường trong máu tăng → tuyến tụy tiết hormone insulin kích thích các tế bào gan biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, đồng thời kích thích tế bào hấp thu glucose → lượng đường trong máu trở về mức ổn định.
  • Khi hàm lượng đường trong máu giảm → tuyến tụy tiết hormone glucagon kích thích các tế bào gan chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose. Bên cạnh đó, gan còn sử dụng các chất hữu cơ (lactic acid được giải phóng từ cơ, glycerol từ quá trình phân giải lipid,…) để tạo thêm glucose cho cơ thể.
  • Như vậy, gan đóng vai trò là trung tâm chuyển hóa giữa glucose và glycogen cũng như một số chất khác để duy trì ổn định hàm lượng đường trong máu.

c) Điều hòa pH nội môi

  • Có 3 hệ đệm: 
    • Hệ đệm bicarbonate
    • Hệ đệm phosphate
    • Hệ đệm proteinate.

→ Khi các ion H+ và OH- xuất hiện trong máu, chúng sẽ được thu nhận bởi các hệ đệm, qua đó, duy trì ổn định pH máu.

  • Các cơ quan tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi và hằng số nội môi cơ thể: 
    • Tuyến yên và thận điều hòa áp suất thẩm thấu
    • Gan điều hòa hàm lượng glucose
    • Phổi, thận và hệ thống đệm điều hòa độ pH

III. BẢO VỆ SỨC KHỎE THẬN VÀ HỆ BÀI TIẾT

1. Các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi.

  • Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm để xác định hàm lượng (hoặc nồng độ) các chất có trong máu, qua đó, có thể đánh giá tình trạng hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
  • Vai trò: giúp phát hiện kịp thời các tình trạng mất cân bằng nội môi của cơ thể, qua đó, đưa ra các biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Kết luận: Xét nghiệm các chỉ số sinh hóa máu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể, qua đó, có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng mất cân bằng nội môi của cơ thể.

2. Phòng chống một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết.

Tên bệnh

Biện pháp

Suy thận

Uống đủ nước, có chế độ ăn hợp lí (không ăn quá nhiều muối, protein, lipid); thường xuyên kiểm tra huyết áp; giảm căng thẳng; luyện tập thể dục thường xuyên; không hút thuốc; không uống rượu, bia;…

Sỏi thận và đường tiết niệu

Uống đủ nước; hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều muối sodium, oxalate, vitamin C,…; ăn nhiều các loại trái cây, rau, củ,…

Hội chứng thận hư

Có chế độ ăn uống hợp lí, không uống rượu, bia; không hút thuốc lá; giảm hàm lượng protein, lipid trong thức ăn và tăng cường rau, quả.

3. Một số biện pháp bảo vệ thận

Nội dung

Biện pháp thực hiện

Giữ vệ sinh cơ thể và hệ bài tiết

Thường xuyên tắm rửa

Giữ gìn quần áo, vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Có chế độ ăn uống khoa học

Không ăn thức ăn thừa, ôi thia hoặc bị nhiễm độc

Không ăn quá nhiều protein quá mặn hoặc quá chua

Cần uống đủ nước

Uống đủ khoảng 2L nước mỗi ngày

Kiểm soát hàm lượng đường, cholesterol,… trong máu

Ăn thực phẩm tốt cho tim

Tập thể dục hàng ngày và tăng cường các hoạt động thể chất

Bỏ thuốc lá

Không sử dụng rượu, bia

Hạn chế uống rượu bia, chất có cồn hoặc chỉ uống với lượng điều độ, thích hợp

Không lạm dụng các loại thuốc

Chỉ sử dụng lượng thuốc theo chỉ định kê đơn của bác sĩ

Kết luận: Một số bệnh liên quan đến thận và hệ bài tiết gồm: 

  • Suy thận
  • Sỏi thận và đường tiết niệu
  • Hội chứng thận hư,..

Để bảo vệ chức năng thận và hệ bài tiết, cần có chế chế độ ăn hợp lí, uống đủ nước; không lạm dụng các loại thuốc; không sử dụng rượu, bia,…

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Sinh học 11 CTST bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi, Kiến thức trọng tâm Sinh học 11 Chân trời bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi

Xem thêm các môn học

Giải sinh học 11 CTST mới

PHẦN BA: SINH HỌC CƠ THỂ

CHƯƠNG 1. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

CHƯƠNG 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUÁ TRÌNH SINH LÍ TRONG CƠ THỂ VÀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com