[toc:ul]
- Chuyển động thẳng là:
+ Chuyển động thường gặp trong đời sống.
+ Có quỹ đạo chuyển động là đường thẳng.
- Quãng đường đi được với độ dịch chuyển, tốc độ và vận tốc có độ lớn bằng nhau, khác nhau khi:
+ Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi thì quãng đường đi được với độ dịch chuyển có độ lớn như nhau s = d, tốc độ và vận tốc có độ lớn như nhau v = v.
+ Vật đang chuyển động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều đó, quãng đường đi được vẫn có giá trị dương, còn độ dịch chuyển có giá trị âm; tốc độ vẫn có giá trị dương còn vận tốc có giá trị âm v = - v
- Có thể xác định được độ lớn của chúng dựa vào công thức 5.1 và 5.2 (đã được học ở bài 5)
+ (5.1a) với s là quãng đường đi được, t là thời gian.
+ v = ∆s/∆t (5.1b) với ∆s là quãng đường đi được giữa 2 thời điểm, ∆t là khoảng thời gian để đi giữa 2 thời điểm.
+ v = d/t (5.2a)
+ v = ∆d/∆t (5.2b) với ∆d là độ dịch chuyển trong thời gian ∆t
1, Cách vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d -t) trong chuyển động thẳng đều.
Trong chuyển động thẳng đều, biểu thức d = v.t có dạng giống với biểu thức của hàm số y=ax đã được học trong môn toán nên đồ thị của nó sẽ có dạng là một đoạn thẳng.
2. Sử dụng đồ thị độ dịch chuyển - thời gian trong chuyển động thẳng
Kết luận:
- Đồ thị ở hình 7.3a
+ Trong toán học, biểu diễn cho hàm số có dạng y=ax với a>0.
+ Trong vật lý, biểu diễn cho hàm số d=v.t (khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi v>0)
- Đồ thị ở hình 7.3b:
+ Trong toán học, biểu diễn cho hàm số có dạng y=ax+b với a<0, b>0.
+ Trong vật lý, khi vật chuyền động thẳng theo chiều dương, nếu đổi chiều chuyển động thì trong khoảng thời gian chuyển động ngược chiều, quãng đường đi được vẫn có giá trị dương còn độ dịch chuyển