[toc:ul]
1. Hạt mang điện chuyển động trong kim loại
Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr86)
Các hạt mang điện trong kim loại là các electron mang điện tích âm.
Kết luận
Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr87)
2. Hạt mang điện chuyển động trong dung dịch chất điện phân
Trong dung dịch, chất điện phân tách ra thành các ion trái dấu: ion dương và ion âm chuyển động tự do.
Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr87)
Các ion mang điện tích trái dấu chuyển động ngược chiều nhau vì lực điện tác dụng lên chúng ngược chiều nhau.
Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr87)
Trong nước sông, nước máy có thành phần dung dịch muối, acid hoặc base, do đó dòng điện có thể chạy qua
1. Tác dụng mạnh yếu của dòng điện
Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr88)
Quạt, bóng đèn, bàn là, chuông điện là thiết bị điện, lần lượt hoạt động dựa trên tác dụng cơ học, quang học, nhiệt và từ của dòng điện. Các thiết bị này hoạt động mạnh khi dòng điện chạy qua lớn.
Kết luận
2. Định nghĩa cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được xác định bằng điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
$I=\frac{\Delta q}{\Delta t}$
Trong đó, I là cường độ dòng điện, Δq là điện lượng và Δt là thời gian.
Định nghĩa đơn vị đo điện lượng: 1 coulomb là lượng điện tích chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi có cường độ dòng điện 1 A chạy qua dây dẫn.
Trả lời Luyện tập 2 (SGK – tr88)
$I=\frac{q}{t}$ = 0,5 A
Chiều dòng điện qua bóng đèn không đổi nhưng cường độ dòng điện giảm dần (do năng lượng điện của nguồn điện chuyển hóa dần thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt trên các dụng cụ điện).
Trả lời Tìm hiểu thêm (SGK – tr89)
Một số dạng xung điện một chiều
Tác dụng sinh lí của dòng xung điện
3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của hạt mang điện
Xét mô hình gồm các hạt mang điện có điện tích nguyên tố e, dịch chuyển có hướng với tốc độ v trong dây dẫn có chiều dài l và tiết diện thẳng S, tạo ra dòng điện có cường độ I, mật độ hạt mang điện trong dây dẫn này là n, giá trị điện tích nguyên tố: e = 1,6.10$^{-19}$ C.
Biểu thức xác định cường độ dòng điện:
I = Snve
Một dòng điện đi qua hai đoạn dây dẫn đồng chất, ở đoạn dây mảnh hơn, tức tiết diện S nhỏ hơn thì tốc độ dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện sẽ lớn hơn.
Trả lời Luyện tập 3 (SGK – tr89)
q = I.t = 1 C, tương ứng với số electron là:
$n=\frac{q}{e}=\frac{1}{1,6.10^{-19}}=6,25.10^{18}$
Trả lời Vận dụng (SGK – tr90)
$v=\frac{I}{Sne}$ = 1,4.10$^{-5}$ m/s
Tốc độ dịch chuyển có hướng của electron rất nhỏ vì các electron còn chuyển động nhiệt hỗn loạn về mọi hướng và vì sự cản trở chuyển động của các nút mạng tinh thể kim loại.