Ôn tập kiến thức vật lí 11 cánh diều bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Ôn tập kiến thức vật lí 11 cánh diều bài 2: Sóng dọc và sóng ngang. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. SÓNG DỌC

1. Mô tả sóng dọc

Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc.

Phần tử dao động có thể là phần tử của môi trường hoặc là điểm sóng theo mô hình.

Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có thể có sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường theo kiểu sóng dọc.

2. Sóng âm

Âm thanh truyền trong không khí là một ví dụ về sóng dọc.

Vật dao động làm cho môi trường bên cạnh liên tục bị nén và giãn. Lực đàn hồi của môi trường khiến cho dao động đó được truyền đi.

Sóng âm mà con người có thể nghe được có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Sóng âm có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không. Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang.

3. Đo tần số sóng âm

Với các dụng cụ và phương án tiến hành như SGK thì kết quả đo với tần số ghi ở âm thoa sẽ không chênh lệch quá 5%.

II. SÓNG NGANG

1. Mô tả sóng ngang

Sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.

Sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường theo kiểu sóng ngang khá phổ biến trong chất rắn. Sóng nước cũng là một sóng ngang thường gặp. 

Ngoài ra, ánh sáng, sóng vô tuyến,…là các sóng ngang được lan truyền không phải do dao động của của các phần tử môi trường. Vì thế, ta sử dụng mô hình điểm sóng để mô tả về các sóng này.

2. Sóng điện từ

Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên trong không gian.

Sóng điện từ là sóng ngang.

Sóng điện từ có thể truyền qua chân không. Trong chân không, các sóng điện từ truyền với tốc độ ánh sáng, tức là xấp xỉ 300 000 km/s.

Các bức xạ điện từ có tần số trong khoảng giá trị rất rộng, được gọi là thang sóng điện từ và được chia thành các miền theo bậc độ lớn của tần số (bảng 2.2)

Tìm kiếm google: Ôn tập vật lí 11 CD bài 2: Sóng dọc và sóng ngang, ôn tập vật lí 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm vật lí 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net