Ôn tập kiến thức vật lí 11 cánh diều bài 4: Sóng dừng

Ôn tập kiến thức vật lí 11 cánh diều bài 4: Sóng dừng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. HIỆN TƯỢNG SÓNG DỪNG TRÊN DÂY

Hiện tượng xuất hiện các điểm đứng yên ở những vị trí xác định khi đang có sóng lan truyền như trên được gọi là hiện tượng sóng dừng.

Khi có sóng dừng, sẽ có các điểm đứng yên xen kẽ với những điểm dao động với biên độ lớn. Những điểm đứng yên được gọi là nút sóng, những điểm dao động với biên độ lớn nhất được gọi là bụng sóng

II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG DỪNG

Trên dây những điểm xác định đứng yên do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó ngược pha nên triệt tiêu lẫn nhau, đó là vị trí các nút sóng.

Chính giữa hai nút sóng liên tiếp là vị trí bụng sóng nên khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng gần nhất bằng một phần tư bước sóng. Bụng sóng dao động với biên độ lớn nhất do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó đồng pha nên tăng cường lẫn nhau.

  • Đối với một sợi dây có hai đầu cố định, điều kiện để có sóng dừng trên dây là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

$L=k\frac{\lambda }{2}$ với k = 1, 2, 3,…

  • Đối với một sợi dây có 1 đầu tự do, đầu tự do sẽ là bụng sóng, để có sóng dừng trên dây, chiều dài của sợi dây phải thỏa mãn điều kiện.

$L=(2k+1)\frac{\lambda }{4}$ với k = 0, 1, 2, 3,…

III. ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN  ÂM

Sóng dừng là một trường hợp của giao thoa sóng.

Hiện tượng sóng dừng được ứng dụng để đo được tốc độ truyền âm trong ống cộng hưởng.

Tìm kiếm google: Ôn tập vật lí 11 CD bài 4: Sóng dừng, ôn tập vật lí 11 cánh diều, lí thuyết trọng tâm vật lí 11 cánh diều

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net