Ôn tập kiến thức vật lí 11 KNTT bài 13: Sóng dừng

Ôn tập kiến thức vật lí 11 kết nối tri thức bài 13: Sóng dừng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. THÍ NGHIỆM TẠO SÓNG DỪNG

Quan sát sóng xuất hiện trên dây, ta thấy trên dây xuất hiện những điểm dao động với biên độ cực đại và có những điểm đứng yên. Hiện tượng như vậy gọi là hiện tượng sóng dừng.

Để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định thì hai sóng giao nhau phải là hai sóng có cùng tần số (một sóng tới và một sóng phản xạ) và chiều dài L của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

$L=n\frac{\lambda }{2}$ với n = 1, 2, 3,…

II. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG DỪNG

1. Đặc điểm của sóng dừng

Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi ở Hình 13.3 SGK có 3 bụng và 4 nút.

Kết luận:

  • Sóng dừng được tạo thành mỗi khi có hai sóng cùng biên độ, cùng bước sóng lan truyền theo hai hướng ngược nhau. Hai sóng này gặp nhau, giao thoa nhau tạo nên sóng tổng hợp là sóng dừng.
  • Những điểm tại đó hai sóng ngược pha nhau thì không dao động và được gọi là nút sóng. Những điểm tại đó hai sóng đồng pha nhau thì dao động với biên độ cực đại và được gọi là bụng sóng.

2. Điều kiện để có sóng dừng

Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

$L=n\frac{\lambda }{2}$ với n = 1, 2, 3,…

III. SÓNG DỪNG TRONG CÁC NHẠC CỤ

1. Sóng dừng đối với nhạc cụ dây

Sóng từ nguồn là bộ rung truyền tới đầu P của sợi dây đàn hồi PQ có hai đầu cố định tại P và Q. Thông qua sợi dây đàn hồi, sóng truyền từ P tới Q là vật cản cố định và bị phản xạ trở lại. Sóng phản xạ trở lại từ Q ngược pha với sóng tới từ P và có cùng tần số, nên hai sóng này là hai sóng kết hợp. Do vật tại một điểm bất kì trên sợi dây PQ luôn nhận được hai sóng kết hợp (một sóng từ P và một sóng phản xạ từ Q), chúng giao thoa với nhau và tạo nên hiện tượng sóng dừng trên dây.

Câu 1: a) Vì sợi dây đàn hồi hai đầu cố định có một bụng duy nhất (ở giữa dây) nên:

λ = 2L = 2.0,6 = 1,2 m.

b) Nếu sợi dây dao động với 3 bụng thì: $\lambda =\frac{2L}{3}=\frac{2.0,6}{3}$ = 0,4 m.

Câu 2: $\lambda =\frac{2L}{3}=\frac{2.1,2}{3}$ = 0,8 m => v = λf = 0,8.13,3 = 10,64 m/s.

Điều kiện để có sóng dừng trong cột không khí một đầu cố định, một đầu tự do: $L=(2n+1)\frac{\lambda }{4}$ với n = 1, 2, 3,…

a) Sóng dừng đối với nhạc cụ dây

  • Đối với các nhạc cụ dây như đàn ghita, violon, đàn tính, đàn cò,… thì hai đầu dây đàn được giữ cố định. Khi gảy đàn, trên dây xuất hiện sóng dừng.
  • Theo công thức, nó phát ra một âm có bước sóng λ = 2L hay có tần số $f=\frac{v}{2L}$. Khi ấn ngón tay vào các phím khác nhau ta đã thay đổi chiều dài của dây đàn, do đó âm phát ra có độ cao, thấp khác nhau.

b) Sóng dừng đối với nhạc cụ khí

Đối với các loại nhạc cụ khí như sáo, kèn, khi ta thổi, cột không khí dao động tạo ra sóng dừng. Bằng cách thay đổi lỗ không bị bịt ta thay đổi chiều dài cột không khí dao động. Do đó các nốt nhạc phát ra cũng bị thay đổi.

Tìm kiếm google: Ôn tập vật lí 11 KNTT bài 13: Sóng dừng, ôn tập vật lí 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm vật lí 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải vật lí 11 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net