[toc:ul]
I. CÔNG LỰC CỦA ĐIỆN
Công của lực điện trong dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều bằng qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N của độ dịch chuyển trong điện trường.
AMN = qEd
Trong đó, d là độ dài đại số của đoạn MM', là hình chiếu của đoạn MN trên một đường sức điện.
II. THẾ NĂNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
1. Thế năng của một điện tích trong điện trường đều
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đều đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường đều khi đặt điện tích q tại điểm ta xét.
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường đều của một tụ điện được tính bằng công của lực điện có thể sinh ra khi điện tích q di chuyển từ điểm đang xét tới bản cực âm của tụ điện.
Kết luận
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đều đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường đều khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường đều bằng công của lực điện có thể sinh ra khi điện tích q di chuyển từ điểm M tới điểm mốc để tính thế năng
WM = qEd
Trong đó, d là khoảng cách từ M đến bản cực âm, WM là thế năng điện của điện tích q tại điểm M.
2. Thế năng của một điện tích trong điện trường bất kì
- Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét.
- Số đo thế năng của điện tích q tại điểm M trong điện trường bằng công của lực điện trong dịch chuyển của điện tích q từ điểm M tới điểm vô cùng: WM = AM∞.
- Vì độ lớn của lực điện tỉ lệ thuận với điện tích q nên thế năng tại điểm M cũng tỉ lệ thuận với điện tích q: WM = VM.q.