Trước khi chết, Lor-ca để lại di chúc: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.
- “Cây đàn” được hiểu là biểu tượng nghệ thuật của Lor-ca là những đóng góp của ông trên lĩnh vực nghệ thuật. Cây đàn cũng như Lor-ca chỉ có giá trị khi gắn với Lor-ca. Lor-ca không còn nữa thì sự sống của cây đàn, của những sáng tạo nghệ thuật cũng chấm dứt.
- Nhà thơ Thanh Thảo đã lấy câu nói đó làm lời đề từ cho bài thơ, như một thứ chìa khóa nhằm hướng tới người đọc hiểu thông điệp sâu xa của bài thơ chăng? Chính nhà thơ, trong câu thơ đề từ lại mong muốn hâu thế sẽ vượt qua mình.
- Nhà thơ không muốn thơ ca cách tân của mình trở thành vật án ngữ trong sáng tạo của thế hệ sau. Nghệ thuật phải được đổi mới không ngừng. Người cầm bút phải biết nối tiếp và nhân lên, vượt qua những sáng tạo của Lor-ca để vươn tới chân trời nghệ thuật sáng tạo hơn.
- Chôn tôi với cây đàn không chỉ là vì không thể thiếu được, xa được cây đàn ngay cả khi đã chết mà còn hàm ý nghệ thuật của Lor-ca sẽ nhất định được phát triển và thay thế bằng nghệ thuật mới của lớp trẻ, hay hơn, giá trị hơn, hiện đại hơn...