1.
- Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao, đỗ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.
– Địa hình chia thành các khu vực:
+ Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy núi điển hình: Thiên Sơn, Còn Luân, Hi-ma-lay-a.
+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông tháp dần về phía biển, gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.
- Địa hình núi cao và hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Do địa hình chia cắt mạnh, nên trong quá trình khai thác, sử dụng cần lưu ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.
2.
- Tính chất nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21oC trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam.
- Tính chất gió mùa: Khí hậu chia làm hai mùa gió.
- Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1500-2000 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại
a) Thuận lợi
- Thuận lợi cho sinh vật phát triển quanh năm.
- Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, hình thành các vùng chuyên canh.
- Các hoạt động sản xuất diễn ra quanh năm.
b) Khó khăn
- Nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán,…
- Thời tiết diễn biến phức tạp.