[toc:ul]
Bài làm
“Người thầy đầu tiên” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của tác giả Tri-ghi-dơ Ai-ti-ma-tốp khi kể về người thầy giáo Đuy-sen với những đặc điểm nổi bật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Hình ảnh thầy giáo Đuy-sen được kể thông qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-ta, bà vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Khi đến vùng núi quê hương của An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn thấy tuy chưa được cao nhưng thầy lại có trái tim dạt dào tình nhân ái và sục sôi nhiệt huyết cách mạng. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò để “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy “mỉm cười, niềm nở” quẹt mồ hôi trên mặt và ân cần hỏi các em học sinh.
Có thể thấy Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại và cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động đến tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, thấu rõ cái khao khát được học hành của các em. Thầy còn “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông, thấy bảo tin mừng vì trường học đã làm xong và có thể học được. Thầy mời chào, khích lệ với các em nhỏ dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”.
Thầy Đuy-sen còn là người có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Khi chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng mà thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ miền núi khao khát được đi học. Đặc biệt với An-tư-nai, thầy nhìn thấy tâm can em, thông cảm với cảnh ngộ mồ côi của em và an ủi, khen tên của em hay, bảo em chắc là ngoan lắm. Câu nói chân tình ấy cùng với hiền hậu của thầy khiến cho An-tư-nai “thấy lòng ấm hẳn lại”. Không những thế, trước khi thầy đi lấy rạ khô, lúc tiễn các em nhỏ ra về, thầy nhẹ nhàng uốn nắn, mời mọc ân cần. Các em nhỏ khi ra về ai nấy cũng đều cảm thấy yêu mền, gắn bó với thầy và ngôi trường của làng quê thân yêu.
Một điểm nữa, Đuy-sen là người thầy đầu tiên đã khai tâm khai sáng cho An-tư-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ và đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng được đi học. Có thể thấy, thầy Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ.
Ai-ma-tốp đã viết nên hình ảnh thầy Đuy-sen bằng tất cả sự ca ngợi và niềm yêu thương bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Từ hình ảnh thầy Đuy-sen, tác giả ngợi ca, trân trọng những người thầy đang ngày đêm chèo lái con đò cập bến tri thức.
Bài làm
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển công tác vì miền núi giảng dạy. Mọi thứ ở nơi này có chút xa lạ và tôi cảm thấy cuộc sống còn thiếu thốn rất nhiều thứ. Tôi liền nghĩ mình phải làm một điều gì đấy, có thể nhỏ thôi nhưng sẽ một phần nào đó thay đổi được cuộc sống của nơi đây.
Thế là tôi bắt tay sửa sang lại trường học, với mong muốn giúp cho trẻ em được tới trường học đàng hoàng. Bắt đầu từ việc đắp lò sưởi ở góc nhà, rồi bắc cả ống khói trên mái và trữ sẵn cúi để sưởi ấm trong mùa đông. Còn dưới nền nhà thì sẽ trải rơm thật nhiều. Tất cả những điều tôi làm là để tạo điều kiện tốt nhất, giúp các em học sinh có thể được học tập trong môi trường ấm áp và không phải chịu đựng mùa đông lạnh giá.
Sau khi tạm xong xuôi, tôi vô tình nhìn thấy những em gái đi ngang qua nghỉ ngơi. Tôi từ trong cửa bước ra, lúc ấy người đang bê bết đất, tôi ngẩn người nhưng rồi cũng mau chóng mỉm cười niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt mà hỏi: “Đi đâu về thế các em gái?”. Thấy những đứa trẻ lúng túng, im lặng ngồi cạnh những bao ki-giắc thẹn thò nhìn nhau bẽn lẽn. Để xua tan bầu không khí ngượng ngùng, tôi nháy mắt động viên các em. Tôi bảo các em rằng “Các em cả sẽ học tập ở đây là gì?”, rôi tôi khoe với các em rằng ngôi trường của các em đã xong đến nơi rồi và có thể là bắt đầu học được rồi. Cuối cùng tôi hỏi các em “các em thích học không”, “các em sẽ đi học chứ?”. Sự háo hức, mong chờ được đón tiếp các em tới trường bùng dậy trong lòng tôi một lúc càng lớn hơn.
Nhìn nét mặt rụt rè của các em, tôi hiểu được rằng đứa trẻ nào cũng khao khát được tới trường để học như thế nào. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thiếu thốn, sự không được cho phép và ủng hộ của gia đình khiến cho các em không có cơ hội được đi học. Bỗng có một em mạnh dạn trả lời rằng: “Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi”. Tôi tò mò hỏi tại sao thím em ấy lại không cho đi và hỏi tên em ấy. Thì ra tên em ấy là An-tư-nai. Đó là một cái tên hay, tôi liền khen ngợi em và còn nói thêm “mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Tôi không nghĩ rằng từ lời khen và nụ cười hiền từ của tôi khi ấy đã khiến cho cô bé thấy ấm lòng hẳn lại.
Rồi tôi mới biết rằng em mồ côi cha mẹ và sống với chú thím, em ấy thật đáng thương. Tôi mỉm cười nhờ An-tư-nai sẽ dẫn các bạn đi học. Tôi chỉnh lại cách gọi của các em là gọi bằng thầy chứ không phải là chú. Rồi tôi mời các em đi xem trường, nhưng các em ấy lại phải về nhà nên tôi đành hẹn dịp khác. Sau khi các em đứng dậy cõng những bao ki-giắc trên lưng rảo bước về làng, thì tôi cũng cầm lấy chiếc liềm và sợi dây đi lấy rạ khô lần nữa tranh thủ trời chưa tối.
Tôi nghĩ rằng trẻ em đáng lẽ ra phải được tạo điều kiện tốt nhất để tới trường đi học. Nhưng có lẽ mọi người vẫn chưa hiểu được sự khao khát của trẻ thơ và chưa coi trọng việc giáo dục các em. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất buồn, và muốn sẽ làm điều gì đó để thay đổi hoàn cảnh khó khăn này.
Bài làm
Kế lại nội dung phần (1):
Vào mùa thu năm ngoái người họa sĩ nhận được một bức thư điện từ làng gửi đến mời ông về dự buổi khánh thành ngôi trường mới. Ống sẽ về dạo quanh làng, ngắm cảnh rồi vẽ ít bức kí họa. Ở đó ông vô tình gặp bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va. Bà đã viết cho ông một bức thư khi ông quay trở về thành phố. Bà An-tư-nai đã nhờ người họa sĩ kể lại câu chuyện cuộc đời bà cho mọi người nghe, nhất là lứa tuổi trẻ. Và ông họa sĩ đã quyết định sẽ kể lại câu chuyện đó.
Bài làm
Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen trong “Người thầy đầu tiên” thật đáng quý và trân trọng biết bao. Cô bé An-tư-nai rất yêu quý và biết ơn tới thầy Đuy-sen. Bởi An-tư-nai vốn là một cô bé mồ côi không biết chữ, ở một vùng quê lạc hậu, nghèo khó, thậm chí còn từng bị người thím ác độc bán đi. Nhờ có sự xuất hiện và giúp đỡ của thầy Đuy-sen mà An-tư-nai đã có cơ hội được lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng. Qua đó, ta có thể thấy An-tư-nai dành một tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ và biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
Bài làm
Thầy Đuy-sen trong truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” quả đúng là một người thầy vĩ đại cùng với nét cử chỉ rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu luôn nói lên những lời ấm áp làm lay động tânm hồn của tuổi thơ. Tuy thầy mới chỉ gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu, nhưng thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?”. Ngoài ra, thầy Đuy-sen cũng rất có tài và giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học. Từ đó, em rất ngưỡng mộ và yêu quý nhân vật thầy Đuy-sen.
Bài làm
Quê hương là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà thơ Việt Nam, đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả nổi bật trong phong trào Thơ mới và sau các mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Trong số những tác phẩm nổi tiếng của ông, bài “Quê hương” đã được viết bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên, đặc biệt là ca ngợi vẻ đẹp của con người và cuộc sống nơi làng chài.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vẫn ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
Quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển. Đó là một làng chài sóng nước bao vây, một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động với “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Không gian như trải ra xa, bầu trời cao hơn, trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu mang theo bao hi vọng, tinh thần hăng hái của biết bao con người trên chiếc thuyền ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
Nếu ở trên là miêu tả cảnh vật thì ở đây đặc tả bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền so sánh như con tuấn mã tạo cảm giác mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và hứng khởi của những người dân chài. Những động từ “hăng”, “phăng” và “vượt” đã diễn tả ấn tượng khí thế vô ùng dũng mãnh của con thuyền toát lên sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên trên cả sóng và gió, con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế hiên ngang, cường tráng:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”.
Từ hình ảnh thiên nhiên, tác giả liên tưởng đến “hồn người” với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng gắn bó với quê hương làng xóm. Cánh buồm trắng là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao hơn hết. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Ta có thể thấy phép so sánh ở đây đã gợi ra vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Qua câu thơ này, ta thấy được sự trìu mến thiêng liêng, sự hy vọng mưu sinh của người dân chài được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Hình ảnh con người trên chiếc thuyền nhỏ bé nhưng không nhỏ nhoi cô độc mà thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên để lại cho em ấn tượng mạnh mẽ.
Cả đoạn thơ tiếp theo là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện nhịp sống hối hả của những con người năng động, sự phấn khỏi, hi vọng trong từng ánh mắt của ngư dân mong đợi ngay làm việc với kết quả tốt đẹp:
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
Với những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” đã toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sống động của cánh buồm đón ghe đầy cá trở về. Ta như sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tác giả không miêu tả công việc đánh bắt cá ra sao, nhưng chúng ta cũng có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi. Sau đó là hình ảnh con thuyền và con người trở về nghỉ ngơi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Đây là những câu thơ hay và tinh tế nhất của bài thơ mà em ấn tượng nhất. Hình ảnh tả thực “làn da ngăm rám nắng” hiện lên mang dấu ấn sâu sắc kết hợp với cảm nhận lãng mạn “cả thân hình nồng thở vị xa xăm” gợi nên thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả, nồng mặn vị muối đại dương. Hai câu thơ sau miêu tả con thuyền nằm im trên bến đỗ gợi nên một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Thuyền trở về có hồn hơn, nó không còn là một con vật vô tri vô giác mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Dường như nhà thơ đang hòa vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe âm thanh của gió rít nhẹ ngày mới, tiếng sóng vỗ triều lên, tiếng ồn ào của chợ cá và lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Điều đó gọi nên những kỉ niệm và thế giới tình cảm mà ông trao vào các cảnh vật.
Ở khổ thơ cuối cùng, nhà thơ đã nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng và bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hương, đất nước:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
Qua mấy câu thơ, ta thấy được khung cảnh vô cùng sống động trước mắt. Quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, hiện hình trong từng suy nghĩ, dòng cảm xúc. Quê hương là mùi biển mặn nồng, con nước xanh, màu cá bạc và cánh buồm vôi. Màu của quê hương là màu tươi sáng và gần gũi nhất. Tế Hanh yêu những hương vị đặc trưng của quê hương đầy quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của ông cũng bình dị như chính con người ông, những người dân quê ông, khỏe khoắn và sâu lắng.
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, sinh động về làng quê miền biển, cùng với những hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động thường ngày của họ. Bài thơ cũng như lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của những người con xa quê.
Bài làm
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khắc họa hình ảnh của nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt và thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
Sau quãng thời gian làm việc vất vả, người bố vẫn dành thời gian để sáng tạo ra những trò chơi thú vị cho đứa con của mình. Những trò chơi đó đặc biệt và hấp dẫn hơn những trò chơi khác ở chỗ nó đã giúp cho cậu bé rèn luyện được mọi giác quan của mình. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó. Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống là biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như phải trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
Bố còn là người rất yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn con ra vướn và cùng thi nhau tưới. Cả những lúc rảnh rỗi, bố cũng cùng con ra vươn ngắm hoa và chơi trò chơi. Những trò chơi bố sáng tạo ra cho con mình hầu như đều diễn ra trong khu vườn hoa xinh đẹp ấy. Từ những điều đó có thể thấy, bố là một người rất yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của sự sống.
Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà thằng Tý với cách cư xử của bố cũng đã khiến ta học được một bài học có ý nghĩa. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ối to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã”. Vậy nên dù người bố rất ít khi ăn ổi, nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra, dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản, nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi cho dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện được nét đẹp của mình.
Thông qua những chi tiết miêu tả hình ảnh, lời nói và hành động của người bố, ta có thể hình dung được người bố giống như tấm gương để đứa con noi theo. Đó là một người bố hết lòng yêu thương con, yêu thiên nhiên và yêu vạn vật.
Bài làm
Sau khi đọc xong tác phẩm “Bầy chim chia vôi” của Nguyễn Quang Thiều, qua tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mên và Mon, em đã suy nghĩ rất nhiều về tình yêu thương các loài vật hoang dã quý hiếm trong cuộc sống ngày nay.
Hai anh em Mên và Mon trong tác phẩm đều có tình yêu thương loài vật sâu sắc, nhất là sự quan tâm, lo lắng cho chú chim non chia vôi. Vào ngày mưa lớn, Mon lo cho những chú chim sẽ bị chết úng vì chúng không thể bay được vào bờ. Hai anh em đã rủ nhau đi giải cứu những chú chim đó. Chứng kiến cảnh một chú chim non cố gắng hết sức bay lên bầu trời thực hiện chuyến bay đầu tiên trong đời khiến cho hai anh em cảm động nghẹn ngào. Từ tình yêu thương loài chim của hai anh em trong tác phẩm đã gợi nên trong mỗi người đọc nhiều suy nghĩ về những loài vật hoang dã quý hiếm cũng cần chúng ta dành tình yêu thương.
Hiện nay trên thế giới còn tồn tại rất nhiều những loài động vật hoang dã, quý hiếm, nhưng sự sống của chúng đang bị đe dọa ở mức báo động và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thật không khó để tìm thấy những thông tin về các vụ việc săn bắn, giết hại động vật hoang dã trên khắp cả nước. Tình trạng săn bắn và buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật đã đẩy nhiều loài vật dến bờ vực tuyệt chủng. Nhiều cánh đồng quê hiện nay, các đối tượng săn bắn đã rải hàng trăm con có giả làm bằng xốp để thu hút chim đến để bẫy. Đó quả là những hành vi đáng báo động, gây thiệt hại và dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng rất nghiêm trọng.
Vậy nguyên nhân các loài vật quý hiếm đang dần bị tuyệt chủng xuất phát từ đâu? Trước hết là bắt đầu từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, cùng với tốc độ đô thị hóa ở các quốc gia đã thu hẹp dần môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật. Bên cạnh đó, nguyên nhân lớn hơn vẫn là do ý thức, lòng tham của con người. Do nhu cầu săn bắn, giết thịt hoặc nuôi nhốt các loài vật để làm thú cưng của họ. Những con vật càng quý hiếm thì người ta càng ra sức săn bắn và tận diệt. Ngoài ra còn do bị buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp vì nhiều mục đích khác nhau như là làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ trang sức… phục vụ cho con người.
Đứng trước mối nguy cơ đó, chúng ta cần phải đề ra biện pháp như thế nào? Đối với những hành vi săn bắn, giết án động vật quý hiếm trái phép thì cần phải lên án mạnh mẽ và đưa ra mức phạt và kỉ luật thật nặng. Tổ chức nhiều chương trình hợp tác quốc tế giữa các nước về chăm sóc, chữa trị, bảo vệ, cứu hộ động vật hoang dã hiệu quả. Tích cực tham gia công tác tình nguyện cứu hộ động vật, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã đến cộng đồng. Hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã cần phải vận hành có hiệu quả hơn. Có như vậy, chúng ta mới cứu sống được những giống loài động vật quý hiếm đó.
Mỗi loài động vật hay thực vật đều có giá trị riêng, giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Thiên nhiên đang kêu cứu, vì vậy, chúng ta cần chung tay, nỗ lực để cùng bảo tồn động vật hoang dã.
Bài làm
Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” chính là nhà văn Nguyên Hồng thưở niên thiếu đã phải chịu nhiều cay đắng trong cảnh nghèo khổ và mồ côi. Chính vì vậy, nhân vật ấy đã hiện lên một cách chân thực, sinh động, vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng quý.
Nguyên Hồng đã kể lại những hình ảnh và chi tiết đặc sắc trong tình yêu thương của cậu bé đối với mẹ của mình trong đoạn trích. Từ đó khiến cho chúng ta có những suy nghĩ sâu sắc và vô cùng thấu hiểu về nhân vật Hồng. Đó là một cậu bé đáng thương, cha mất sớm, cậu chỉ sống với mẹ của mình. Nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy, cuộc đời của Hồng và mẹ đã phải trải qua những đau đớn sau khi cha mất đi. Khi ấy, mẹ Hồng bị mọi người ruồng bỏ, nhưng rồi không chịu được những áp lực gia đình nhà chồng mà mẹ Hồng đã phải bỏ nhà ra đi nơi khác kiếm sống bỏ lại cậu ở lại.
Hình ảnh đó đã làm cho Hồng đau đớn khi người mẹ yêu dấu không còn ở bên cạnh mình nữa. Nhưng dần dần cậu đã thấu hiểu được tình yêu thương của mình dành cho mẹ là vô bờ bến. Những đau đớn mà mẹ gặp phải thật xót xa khiến cậu bé càng có thêm động lực sống. Ngày ngày Hồng sống cùng với bà cô độc ác, bà ta dùng những lời nói làm cho trái tim cậu bé đau đớn, xót xa. Tuy những lời nói chua cay, độc ác đó nhằm tác động đến cậu bé là mẹ của cậu rất xấu, nhưng cậu chỉ đau đớn, xót xa cho hoàn cảnh. Tình yêu thương của cậu dành cho mẹ không chỉ vì những lời nói đó mà có thể thay đổi được. Nhiều chi tiết đã thể hiện được tấm lòng của Hồng đối với mẹ lớn lao và tác động sâu sắc đến con người Hồng.
Dường như cậu bé đã thấu hiểu những gì mẹ mình đã phải trải qua. Giờ đây, khi cậu đủ để hiểu được những điều đó, thì những lời nói của bà cô độc ác không làm cho cậu ngừng nhớ và yêu quý mẹ mình hơn. Thay vào đó là những hành động của bà cô làm cho cậu thấu hiểu mẹ mình thật đáng thương. Từ đó có thể thấy cậu là một người con vô cùng có hiếu, yêu thương mẹ mình, điều đó đã tạo nên những điều tuyệt vời và vô cùng đáng quý.
Khi Hồng lôn mong nhớ về mẹ mình, cậu tin rằng mẹ mình sẽ trở lại. Và điều đó thật đúng khi trái tim của người con lúc nào cũng hướng tới mẹ. Một trái tim của người con đã thấu hiểu được những điều mà mẹ mình đã phải làm để có một cuộc sống tốt hơn. Trong chi tiết tác giả nhìn thấy mẹ mình mờ áo từ phía xa, nhưng trực giác đó lại đúng, khi cậu nhìn thấy mẹ mình thì đó là những điều tuyệt vời. Chính những điều đó đã để lại những rung động thiết tha, bở trong tim của Hồng, mẹ sẽ quay lại. Khi nhìn thấy mẹ, cảm xúc của Hồng đã thay đổi, cậu hiểu những nỗi đau của mẹ mình mà chạy ra ôm mẹ với trái tim nghẹn đứng.
Hình ảnh đó đủ để chúng ta thấy được những điều rất lớn lao trong tâm hồn của mỗi người. Đó là những hành động của một người có nhiều yêu thương và được yêu thương. Tình cảm của Hồng đối với mẹ là vô bờ bến, nó mang dáng vóc của một con người có trái tim nồng hậu và thấu hiểu.
Tóm lại, chúng ta có thể học tập rất nhiều đức tính của bé Hồng. Dù lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng Hồng vẫn đấu tranh cho cuộc sống của mình, cho những gì mình thấy là lẽ phải, là hợp đạo lí. Chắc chắn hình ảnh cậu bé đáng yêu và đáng thương này sẽ mãi sáng ngời trong tâm hồn chúng ta.
Bài làm
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là một tác phẩm tiêu biểu, có rất nhiều nhân vật và mỗi nhân vật lại mang lại những dấu ấn riêng. Nếu để nói đến khía cạnh mang tới ấn tượng của tác phẩm, dấu ấn khó phai mà tác giả đem đến cho người đọc, thì đó chính là nhân vật bà cô.
Dù không xuất hiện nhiều trong truyện, nhưng đỉnh điểm chi tiết trong câu chuyện chính là lúc người bà cô của Hồng gọi chú bé lại trò chuyện với tâm điạ xấu xa, độc ác. Bởi vì bà ta vừa cười mỉa mai vừa hỏi Hồng. Đây không phải sự lo lắng hay nghiêm nghị, mà cũng không phải âu yếm. Cái cười đó thể hiện sự không thiện chí. Câu hỏi của bà ta: “Có muốn vào Thanh Hóa thăm mợ mày không?” chứa đựng ý nghĩa cay độc của một sự giả dối.
Nhận ra ý cay độc của cô, Hồng cúi đầu không đáp. Nhưng ngay sau đó, chú cười đáp lại: “Không cháu không muốn vào, cuối năm thể nào mợ cháu cũng về”. Thái độ đó chứng tỏ chú rất yêu thương và kính trọng mẹ, chú nhận ra được ý nghĩ cay độc của bà cô trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của cô. Em không thể để những ráp tâm tanh bẩn xâm phạm được đến.
Tuy nhiên, người bà cô giọng vẫn ngọt nói: “Sao không vào mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”. Nói rồi “hai con mắt long lanh của cô chằm chặp nhìn” vào Hồng rồi tiếp tục vỗ vai cười nói: “Mày dại quá, vào bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và bế em bé chứ”. Câu nói đó không chỉ lộ rõ sự ác ý mà còn chuyển hướng châm trọc với giọng điệu độc ác, cay nghiệt. Giọng bà ta bình thản nhưng mỉa mai. Cái nhìn đó của bà ta như muốn kéo đứa cháu đáng thương vào một trò chơi độc ác đã được định sẵn. Từ cử chỉ vỗ vai đến cười nói đều thế hiện sự độc ác giả dối.
Vẫn chưa chịu buông tha cho Hồng, bà cô tiếp tục kể về tình cảnh tội nghiệp cả mẹ Hồng. Đó là sự vô cảm sắc lạnh đến ghê người. Chứng kiến tâm trạng của Hồng đau đớn, uất ứng lên dến cực điểm. Những cử chỉ đổi giọng, vỗ vai, nghiêm nghị của bà cô thực chất là sự thay đổi đấu pháp tấn công. Khi thấy cháu tức tưởi phẫn uất, bà mới hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã mất. Lúc đó, sự giả dối thâm hiểm đến trơ trẽn của bà cô đã bị phơi bày toàn bộ.
Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, người bà cô đã bộc lộ bản chất của một kẻ lạnh lùng, độc ác và thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máy mủ ruột già trong xã hội thực dân nửa phong kiến vào thời điểm lúc đó.
Tóm lại, nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Đồng thời nó cũng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.
Bài làm
Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng đã rất tinh tế và tài tình khi miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Bé Hồng sinh ra trong một gia đình không lấy gì lắm êm ấm: bố nghiện thuốc phiện, ốm đau rồi chết, mẹ Hồng còn quá trẻ nên đã bỏ nhà và con ra đi tha hương cầu thực. Hồng đành phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Từ đó, bé Hồng nhận thức được mình rõ hơn. Cậu bé đã vươn lên và đứng vững để bảo vệ mình, bảo vệ tình cảm của mình trong sáng như này nào, vẫn giữ tình thương mẹ sâu sắc. Và chỉ một yếu tố nào đó khẽ chạm vào là những tình cảm ấy lại trỗi dậy mãnh liệt và cao đẹp nhất. Đó chính là khi bà cô nói chuyện về mẹ của Hồng, tình cảm ấy được thể hiện rất rõ qua tâm trạng của bé. Lúc bà cô lên tiếng bắt đầu cuộc trò chuyện không lấy gì làm tốt đẹp: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoa chơi với mợ mày không?”. Câu nói ấy đã khơi dậy tâm hồn trẻ thơ sự khao khát yêu thương của tình mẫu tử trong khoảng trống tâm hồn bấy lâu không ai bồi đắp. Nhưng Hồng đã sớm nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt cười rất kịch của cô. Thấp thoáng hiện lên trong đầu em hình ảnh người mẹ hiền hậu luôn phải sống trong câu nói ám ảnh của bà cô. Bà cô của Hồng thật ác nghiệp, bà mang trong mình những lời ghen ghét nhỏ nhen, luôn dựng chuyện người khác và thêu dệt những lời bịa đặt lên bé Hồng chỉ biết lẳng lặng cúi đầu không đáp.
Không chỉ vậy, cuộc trò chuyện cứ tiếp diễn cắn xé tâm trạng của Hồng. Bà cô đưa tin mẹ Hồng đã có con khi chưa đọan tang chồng, lại nghèo túng khốn khó nơi đất khách, thấy người quen phải tránh mặt với mục đích lăng nhục mẹ Hồng. Đồng thời còn gieo rắc vào đầu óc em sự hoài nghi, khinh nghiệt mẹ. Từng lời nói cay độc ấy như con dao sắc cứa vào tâm hồn thơ dại. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục im lặng, cúi đầu đến lúc không nén được nỗi đau đớn, đã bật khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đài ở cằm và cổ. Một thứ tình cảm phức tạp vừa thương yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn bé Hồng khiến em cười dài trong tiếng khóc. Đó là tiếng cười đau đớn thể hiện sự đắng cay đau khổ đến tột đỉnh, nó là sự mất mát lớn lao về tinh thần không gì bù đắp nổi. Chính cuộc đời thực tại phũ phàng đã khiến em sớm nhận ra những gì là độc ác của họ hàng, xã hội, nó làm cho tâm hồn, suy nghĩ của em trở nên dày dặn và cứng cỏi hơn.
Bé Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến lạc hậu, tàn nhẫn đã đày đọa lên mẹ. Lòng căm ghét cao độ ấy được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể với nhịp gấp gáp, dồn dập: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Qua đó ta thấy bé có một cái nhìn, cử chỉ quan sát rất tỉ mỉ và nhận xét rất chuẩn xác và không kém phần sắt đá về xã hội đương thời. Nó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả đau lòng trong xã hội cũ. “Trong lòng mẹ” đã lên tiếng kết án sự bất công của một xã hội không tiền vô nhân đạo.
Hình ảnh mẹ và nỗi nhớ cứ dâng đầy tràn ngập trong lòng Hồng khi ngày giỗ thầy đã gần đến nơi. Tác giả đã tập trung thể hiện tâm trạng của bé Hồng khi được gặp lại mẹ. Đó là một buổi chiều tan học, Hồng chợt thoáng một người giống mẹ ngồi trên xe kéo thì liền đuổi theo rối rít. Lúc đó tâm trạng em bị giằng xè, em khao khát gặp mẹ như người vô hình đi giữa sa mạc thèm nước bóng râm, nhưng nếu trên xe không phải mẹ thì thành ra trò cười cho lũ bạn. Cuối cùng niềm hạnh phúc đó đã đến với em, người mà em khao khát, mong ước đã trở về. Vì niềm vui sướng, em cuống cuồng đuổi theo xe, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và cả trán khi trèo lên xe. Bàn tay mẹ dịu hiền xoa đầu khiến em òa khóc nức nở. Nếu ở trên là tiếng khóc tủi cực, chua xót, thì bây giờ là tiếng khóc thổn thức đầy hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc dạt dào, khiến em quên hết những ngày tủi cực đã qua: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.
Được ngồi trong lòng mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao với những rung cảm sâu xa trong bé Hồng. Mệ vẫn như xưa và có khi còn trẻ đẹp hơn nữa, chứ không còm nhom, xác xơ như lời bà cô bịa đặt. Bé Hồng cảm nhận được cái mùi quần áo quen thuộc của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Tác giả vừa trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, vừa bình luận về niềm hạnh phúc tuyệt vời: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Trong giây phút say sưa và rạo rực ấy, tất cả tâm trí em đều dồn cho sự tận hưởng tình mẹ, bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực của bà cô. Đối với bé Hồng, niềm sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời là được sống trong lòng mẹ.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khép lại trong những diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng được miêu tả hết sức chi tiết, tỉ mỉ của tác giả. Qua đó ta cảm nhận được tình cảm mẫu tử luôn là điều thiêng liêng và cao quý nhất giữa dòng đời này.
Bài làm
Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhà văn Nguyên Hồng đã rất tinh tế và tài tình khi miêu tả diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Bé Hồng sinh ra trong một gia đình không lấy gì lắm êm ấm: bố nghiện thuốc phiện, ốm đau rồi chết, mẹ Hồng còn quá trẻ nên đã bỏ nhà và con ra đi tha hương cầu thực. Hồng đành phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Từ đó, bé Hồng nhận thức được mình rõ hơn. Cậu bé đã vươn lên và đứng vững để bảo vệ mình, bảo vệ tình cảm của mình trong sáng như này nào, vẫn giữ tình thương mẹ sâu sắc. Và chỉ một yếu tố nào đó khẽ chạm vào là những tình cảm ấy lại trỗi dậy mãnh liệt và cao đẹp nhất. Đó chính là khi bà cô nói chuyện về mẹ của Hồng, tình cảm ấy được thể hiện rất rõ qua tâm trạng của bé. Lúc bà cô lên tiếng bắt đầu cuộc trò chuyện không lấy gì làm tốt đẹp: “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoa chơi với mợ mày không?”. Câu nói ấy đã khơi dậy tâm hồn trẻ thơ sự khao khát yêu thương của tình mẫu tử trong khoảng trống tâm hồn bấy lâu không ai bồi đắp. Nhưng Hồng đã sớm nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt cười rất kịch của cô. Thấp thoáng hiện lên trong đầu em hình ảnh người mẹ hiền hậu luôn phải sống trong câu nói ám ảnh của bà cô. Bà cô của Hồng thật ác nghiệp, bà mang trong mình những lời ghen ghét nhỏ nhen, luôn dựng chuyện người khác và thêu dệt những lời bịa đặt lên bé Hồng chỉ biết lẳng lặng cúi đầu không đáp.
Không chỉ vậy, cuộc trò chuyện cứ tiếp diễn cắn xé tâm trạng của Hồng. Bà cô đưa tin mẹ Hồng đã có con khi chưa đọan tang chồng, lại nghèo túng khốn khó nơi đất khách, thấy người quen phải tránh mặt với mục đích lăng nhục mẹ Hồng. Đồng thời còn gieo rắc vào đầu óc em sự hoài nghi, khinh nghiệt mẹ. Từng lời nói cay độc ấy như con dao sắc cứa vào tâm hồn thơ dại. Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục im lặng, cúi đầu đến lúc không nén được nỗi đau đớn, đã bật khóc, nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đài ở cằm và cổ. Một thứ tình cảm phức tạp vừa thương yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn bé Hồng khiến em cười dài trong tiếng khóc. Đó là tiếng cười đau đớn thể hiện sự đắng cay đau khổ đến tột đỉnh, nó là sự mất mát lớn lao về tinh thần không gì bù đắp nổi. Chính cuộc đời thực tại phũ phàng đã khiến em sớm nhận ra những gì là độc ác của họ hàng, xã hội, nó làm cho tâm hồn, suy nghĩ của em trở nên dày dặn và cứng cỏi hơn.
Bé Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến lạc hậu, tàn nhẫn đã đày đọa lên mẹ. Lòng căm ghét cao độ ấy được tác giả diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể với nhịp gấp gáp, dồn dập: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Qua đó ta thấy bé có một cái nhìn, cử chỉ quan sát rất tỉ mỉ và nhận xét rất chuẩn xác và không kém phần sắt đá về xã hội đương thời. Nó chính là nguyên nhân gây ra những hậu quả đau lòng trong xã hội cũ. “Trong lòng mẹ” đã lên tiếng kết án sự bất công của một xã hội không tiền vô nhân đạo.
Hình ảnh mẹ và nỗi nhớ cứ dâng đầy tràn ngập trong lòng Hồng khi ngày giỗ thầy đã gần đến nơi. Tác giả đã tập trung thể hiện tâm trạng của bé Hồng khi được gặp lại mẹ. Đó là một buổi chiều tan học, Hồng chợt thoáng một người giống mẹ ngồi trên xe kéo thì liền đuổi theo rối rít. Lúc đó tâm trạng em bị giằng xè, em khao khát gặp mẹ như người vô hình đi giữa sa mạc thèm nước bóng râm, nhưng nếu trên xe không phải mẹ thì thành ra trò cười cho lũ bạn. Cuối cùng niềm hạnh phúc đó đã đến với em, người mà em khao khát, mong ước đã trở về. Vì niềm vui sướng, em cuống cuồng đuổi theo xe, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và cả trán khi trèo lên xe. Bàn tay mẹ dịu hiền xoa đầu khiến em òa khóc nức nở. Nếu ở trên là tiếng khóc tủi cực, chua xót, thì bây giờ là tiếng khóc thổn thức đầy hạnh phúc. Đó là niềm hạnh phúc dạt dào, khiến em quên hết những ngày tủi cực đã qua: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”.
Được ngồi trong lòng mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao với những rung cảm sâu xa trong bé Hồng. Mệ vẫn như xưa và có khi còn trẻ đẹp hơn nữa, chứ không còm nhom, xác xơ như lời bà cô bịa đặt. Bé Hồng cảm nhận được cái mùi quần áo quen thuộc của mẹ và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Tác giả vừa trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, vừa bình luận về niềm hạnh phúc tuyệt vời: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Trong giây phút say sưa và rạo rực ấy, tất cả tâm trí em đều dồn cho sự tận hưởng tình mẹ, bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực của bà cô. Đối với bé Hồng, niềm sung sướng và hạnh phúc nhất trên đời là được sống trong lòng mẹ.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khép lại trong những diễn biến tâm trạng của nhân vật bé Hồng được miêu tả hết sức chi tiết, tỉ mỉ của tác giả. Qua đó ta cảm nhận được tình cảm mẫu tử luôn là điều thiêng liêng và cao quý nhất giữa dòng đời này.
Bài làm
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cống hiến và lẽ sống đẹp cho cuộc đời tiêu biểu qua đoạn thơ:
“Mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Hình ảnh “mùa xuân nhỏ nhỏ” với sự “lặng lẽ” khiến cho ta hình dung về sự cống hiến một cách thầm lặng suốt cuộc đời. Tuy mùa xuân – tuổi trẻ của tác giả chỉ là một phần nhỏ, nhưng nó là cả hàng triệu trái tim của con người Việt Nam dâng cho đất nước một mùa xuân rộng lớn trên khắp đất nước. Các từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy thái độ chân thành, khiêm nhường thể hiện khát vọng lặng lẽ cống hiến cho đời của nhà thơ. Ông luôn muốn cống hiến tất cả cuộc đời mình vào đất nước dù ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời. Điệp từ “dù” như một lời hứa, sự khẳng định là mãi mãi, vĩnh viễn không bao giờ phai theo thời gian dù khi còn trẻ hay khi về già, nhà thơ vẫn sẽ cống hiến. Ta thấy nhà thơ là một người đáng khâm phục, một người rất thơ và rất tình cảm.