Văn mẫu 7 KNTT bài 5: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống

Đề bài:Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn những bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài văn mẫu 1: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài” (An-be Anh xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào?

Bài làm

Nhà khoa học An-be Anh xtanh đã từng nói một câu rất nổi tiếng khẳng định: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài” ở một lĩnh vực nào đó và đều sẽ xuất chúng nế được đặt trong môi trường phù hợp cho sự phát triển bản thân. Vậy có thực sự chúng ta ai sinh ra cũng là một thiên tài hay không?

      Thiên tài là những người như thế nào? Họ là những người có năng khiếu, năng lực bẩm sinh hoặc có nhiều thành tựu vượt xa hơn hẳn những người khác trong cùng một lĩnh vực. Những người thiên tài thường có trí thông minh vượt trội, làm việc một cách xuất sắc hoặc đạt được thành tựu vĩ đại chưa từng thấy bao giờ.

      Vậy tại sao nói “Mỗi người sinh ra đều là một thiên tài”? Đây là câu nói rất đúng khi chúng ta đều là “thiên tài” khi vừa mới sinh ra. Nhưng duy trì được sự “thiên tài” đó hay không thì lại là một câu chuyện khác. Và chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự khác biệt này đó chính là môi trường sống xung quanh, có thể nói rằng, chính môi trường chúng ta đang sống sẽ quyết định xem mình là ai?

       Tất cả những điều diễn ra ở môi trường xung quanh sẽ đều tác động đến chúng ta thông qua các giác quan. Nếu ở trong những môi trường thiếu hụt sự kích thích giác quan, thì não bộ chúng ta sẽ không thể phát triển tối ưu, mất đi cơ hội phát triển những khả năng đặc biệt. Trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em, vai trò của cha mẹ và những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ phần nào tạo ra một môi trường sống lý tưởng để trẻ em phát triển hết được khả năng của mình và vươn lên đến những đỉnh cao mới.

       Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Bởi môi trường sống của mỗi người là riêng biệt, không ai giống ai cả. Vì thế nên sự phát triển về tư duy và nhận thức mỗi người cũng sẽ khác nhau. Chúng ta không nên tốn thời gian so sánh bản thân mình với người khác, vì điều đó thật vô nghĩa khi so sánh mình với người vốn không cùng môi trường, hoàn cảnh sống của mình.

        Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều là một thiên tài với tài năng thiên bẩm luôn nằm sẵn bên trong mỗi người, có chăng chỉ là chúng ta chưa hiểu, nhìn nhận và phát huy được đúng khả năng của bản thân. Có những thiên tài được ông trời ưu ái, bộc lộ năng khiếu từ rất sớm, nhưng cũng có những thiên tài phải mất 10 đến 20 năm, thậm chí là cả đời mới có thể hiểu hết khả năng của bản thân. Chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc, bỏ ngoài tai những định kiến xã hội mà tập trung vào con đường của mình đã chọn và lắng nghe bản thân để tạo nên môi trường phù hợp với mình. Chắc chắn rằng thành công sẽ chờ đợi chúng ta ở phía cuối hành trình đó.

Bài văn mẫu 2: Trên “con đường” đi tới tương lại của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu)

Bài làm

   Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò vô cùng to lớn. Đầu tiên, nó sẽ giúp ta định hướng được mình là ai, mình nên đi đâu và mình cần phải làm gì. Tương lai luôn là một thế giới mơ hồ, không rõ ràng, bởi đâu ai chắc chắn được rằng tương lai đâu giống những gì chúng ta mong muốn, tưởng tượng ở hiện tại. Nhưng nếu như chúng ta tìm ra được “tấm bản đồ” cho riêng mình, chúng ta sẽ vô cùng hiên ngang, mạnh mẽ và tự tin làm chủ bản thân mình và chinh phục được tương lai. Ta sẽ xác định được rõ ràng hơn những điều mơ hồ trong tương lai phía trước, để chúng ta vững vàng bước đi trên con đường của chính mình. Vì vậy, ngay từ giờ hãy tìm “tấm bản đồ” hoàn hảo dành cho bản thân mình.

Bài văn mẫu 3:Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm

Bài làm

Người lớn đã từng là trẻ em, nhưng trẻ em thì chưa từng làm người lớn”, dù là trong sinh hoạt hằng ngày, học tập, vui chơi hay đời sống tinh thần, thì con trẻ cũng rất cần nhận được sự lắng nghe và chia sẻ từ bố mẹ. Thực tế cho thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự lắng nghe con, vẫn chưa thực sự thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con trẻ.

Bản thân mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã là một cá thể riêng biệt, mỗi con sẽ có những tính cách và thói quen, tố chất khác nhau. Bởi vậy, cách dạy dỗ đối vói mỗi đứa trẻ cũng khác nhau. Bố mẹ không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Bó mẹ cũng không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Khi cha mẹ thật sự lắng nghe thì trẻ em sẽ dần dần học được cách chia sẻ những khúc mắc, hy vọng và mong muốn của mình với cha mẹ. Dù cha mẹ có trò chuyện tán gẫu với con về bất cứ vấn đề gì thì đó cũng là một cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ. Kỳ thực, con trẻ suy nghĩ vô cùng đơn giản, chúng chỉ muốn hằng ngày cha mẹ quan tâm tới mình nhiều hơn, trò chuyện với mình nhiều hơn. Cho dù đó chỉ là một số chuyện vặt.

Tuy nhiên, cũng có những lúc vì gánh nặng mưu sinh mà cha mẹ lại sao nhãng đi việc trò chuyện thấu hiểu với chúng ta. Những lúc như vậy, thay vì trách cứ cha mẹ chúng ta hãy tiến lại gần trò chuyện, tâm tình với cha mẹ. Điều đó vừa giúp cha mẹ giải tỏa bớt áp lục, đồng thời cũng giúp họ hiểu được suy nghĩa của chúng ta hơn.

Tôi tin rằng nếu chúng ta mở lòng thì cha mẹ sẽ luôn sẵn lòng lắng nghe chúng ta.

Bài văn mẫu 4: Trao đổi về vấn đề Trẻ em và việc sử dụng các thiết bị công nghệ (tivi, điện thoại, máy tính,...)

Bài làm

Hình ảnh quê hương luôn luôn hiện lên trong tâm trí của mỗi con người. Với những cánh đồng bát ngát, với những buổi chiều mà chúng ta được thỏa sức chơi đùa với những đứa bạn. Nào là bắt dế, bắt sâu, thả diều,...đó là những điều mà chúng ta sẽ luôn nhớ mãi. Nhưng xã hội càng ngày phát triển, thời đại 4.0 khiến cho có rất nhiều thiết bị hiện đại, các thiết bị công nghệ để cuộc sống phát triển và tiện ích hơn. Điều đó cũng khiến cho trẻ em sử dụng những thiết bị công nghệ đó càng nhiều hơn. 

Hiện nay hầu hết cả trẻ em, cả những trẻ nhỏ cũng đã sử dụng nhiều thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng,...Mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ sẽ ít khi bạn bắt gặp các bạn ấy chơi những trò chơi nào khác ngoài cầm trên tay những thiết bị công nghệ. Điều đó cũng có thể thấy được mặt tốt của thiết bị công nghệ như bạn có thể kết nối với mọi người nhanh hơn, có thể cập nhật được những thông tin, những điều thú vị mà trước giờ bạn chưa được biết. Đặc biệt là khi mà chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid khiến cho trẻ em không thể đến trường, nhờ những thiết bị này sẽ giúp các bạn có thể học online không bị hẫng kiến thức.

Nhưng tác hại của thiết bị công nghệ khiến cho các bạn nhỏ ngày càng sống khép kín hơn với mọi người, không còn muốn khám phá thế giới tự nhiên mà lúc nào cũng dán mắt vào smartphone. Không chỉ vậy môi trường mạng mà các bạn đang truy cập vào có nhiều nội dung chưa được kiểu định ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các em.

Vậy nên bố mẹ cần quan tâm hơn đến việc sử dụng thiết bị công nghệ của con em mình. Hãy để con mình có thể quan sát, lắng nghe và cảm nhận thế giới tự nhiên sẽ khiến cho cuộc sống thay đổi.

Bài văn mẫu 5: Trao đổi về vấn đề Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe thấu hiểu

Bài làm

Xin chào thầy cô và các bạn. Mình là An. Hôm nay, mình xin đưa ra ý kiến của bản thân thông qua trao đổi về vấn đề: Trẻ em với nguyện vọng được người lớn lắng nghe, thấu hiểu.

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan"

Những lời thơ này chúng ta vẫn thường nghe qua lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ hay thầy cô: phải biết cố gắng chăm chỉ, học thật tốt, kết quả thật cao, phải ngoan ngoãn, lễ phép,... Phải chăng người lớn đang kỳ vọng và mong muốn ở chúng ta quá nhiều. Phải chăng người lớn đang quên rằng chúng ta cũng cần được lắng nghe, thấu hiểu? Ở vị trí là một người con, mình hiểu gia đình luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta. Mình hiểu được những kỳ vọng mà mọi người đặt vào bản thân, đơn giản vì ai cũng muốn con cháu của mình sau này có được thành công và hạnh phúc. Nhưng đôi khi, mình cũng thấy buồn và áp lực từ những kỳ vọng đó. Mình nghĩ rằng các bạn cũng vậy, đúng không?

Chúng ta là những đứa trẻ may mắn, được yêu thương và bảo vệ, nhưng đôi lúc cũng mong muốn được giãi bày, được lắng nghe cảm xúc, tâm tư của riêng mình. Vậy mà những lời cất giấu trong lòng ấy chẳng thể nói ra... Có lẽ vì bận rộn với cuộc sống mưu sinh mà người lớn ít có thời gian bên cạnh chúng ta. Mình không có ý trách móc những người thân mà chỉ buồn và ước được chia sẻ nhiều hơn với mọi người. Mình tin rằng, không ai trong chúng ta muốn nghe những lời trách mắng từ bố mẹ khi bị điểm kém. Cũng không muốn bố mẹ bắt học thật giỏi môn học mà mình không thấy hứng thú,...

Điều mà bản thân mình mong muốn là được người lớn nhìn nhận sự cố gắng, sở trường và đam mê của chính mình thay vì chỉ nhìn vào kết quả rồi buông lời than trách. Chúng ta khao khát nhận được sự đồng cảm, động viên từ bố mẹ cho những nỗ lực của bản thân. Bản thân mình muốn được ba mẹ dành nhiều thời gian để lắng nghe những chia sẻ, nguyện vọng, tâm tư của riêng mình.

Nếu được người lớn thấu hiểu và lắng nghe thì thật tuyệt vời phải không? Ba mẹ sẽ luôn bên cạnh đồng hành, ủng hộ những sở thích của mình. Họ sẽ dành thời gian để lắng nghe, gợi mở cho mình những điều hay, lẽ phải, đưa ra những lời khuyên, những giải pháp mà mình có thể chưa nghĩ đến. Nếu được người lớn thấu hiểu, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn, hạnh phúc hơn trong chính ngôi nhà mình. Ngược lại, nếu thiếu đi sự sẻ chia, thấu hiểu từ người lớn, chúng ta sẽ cảm thấy bơ vơ, lạc lõng. Chúng ta cảm thấy mình thật tệ và đôi khi chán ghét chính bản thân vì không được như kỳ vọng của những người thân yêu.

Nếu người lớn không lắng nghe những đứa trẻ, liệu chúng có đủ trưởng thành để đi đúng hướng hay lại sa vào những sai lệch, rồi mất phương hướng trong chính tương lai mình? Lắng nghe để thấu hiểu, mình luôn mong muốn có được điều ấy từ người lớn. Rằng người lớn hãy thực sự lắng nghe nguyện vọng của con, lắng nghe tâm tư, mong ước của con. Rằng người lớn hãy dành thời gian bên con, chia sẻ cùng con những điều giản đơn trong cuộc sống.

Hãy vòng tay ôm con vào lòng khi còn thất bại, mỉm cười bao dung khi con phạm lỗi, khích lệ con khỉ con có ý định từ bỏ điều gì đó. Rằng người lớn hãy luôn là điểm tựa tinh thần vững chãi bên những đứa trẻ để các con có thể vững bước, tự tin vào đời.

Bài trình bày của mình đến đây là kết thúc, cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài làm của mình thêm hoàn chỉnh.

Bài văn mẫu 6: Trao đổi về vấn đề Bạo hành trẻ em

Bài làm

Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, là đối tượng mong manh cần được bảo vệ và nâng niu. Thế nhưng hiện nay, trong xã hội xuất hiện nạn bạo hành trẻ em gây bức bối, làm nhức nhối trong dư luận. Vấn nạn này đang ngày có chiều hướng gia tăng khiến chúng ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ.

Vậy thế nào là bạo hành? Bạo hành là những hành động và lời nói có tính chất vũ phu, ngang ngược, đôi khi vô cùng độc ác. Cụ thể như xúc phạm, chà đạp, đay nghiến, tra tấn đánh đập bất chấp luân thường đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Bạo hành trẻ em là vấn nạn lên án những hành động vô nhân tính, độc ác đối với những đứa trẻ.

Trên thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây đã thống kê hàng loạt vụ bạo hành trẻ em, xảy ra ở nhiều địa phương, nhiều môi trường sống, bao gồm những nơi văn minh như: trường học, quán ăn...thậm chí là trong chính gia đình. Dư luận Trung Quốc từng rúng động trước lời bộc bạch của một học sinh về sự thật cái chết của bạn cùng bàn. Nữ sinh lớp 7 bị bệnh tim nhưng thành tích học tập luôn đứng thứ hạng cao. Do bệnh lý cơ thể nên cô bé thường ngủ nhiều trong giờ học, giáo viên môn Anh Văn biết nhưng luôn đay nghiến, làm khó dễ, thậm chí dùng tay đánh thật mạnh vào lưng cô bé khi em đang ngủ. Kết quả em lên cơn co giật và qua đời.

Trong năm 2020, Việt Nam có rất nhiều vụ bạo hành gây phẫn nộ. Đầu năm, dư luận xôn xao vụ việc một người đàn ông ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trói và đánh đập tàn nhẫn con gái 6 tuổi.

Khoảng giữa năm, mạng xã hội Facebook đăng tải đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh người cha trói tay, dùng roi đánh, dùng chân đá mạnh vào người con gái ruột 6 tuổi một cách dã man. Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 2000 trẻ bị xâm hại, bạo hành ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. 65,88% trong tổng số vụ bạo hành trẻ em do người thân trong gia đình gây ra.

Không những đánh đập tàn nhẫn, bạo hành trẻ em còn biểu hiện qua việc xúc phạm nhân phẩm, mắng nhiếc, dọa nạt khủng bố tinh thần các em. Hành động này không để lại dấu vết, không nhìn thấy bằng mắt nhưng vẫn đã và đang diễn ra hàng ngày trên đất nước ta.

Bạo hành xuất phát từ nguyên nhân nào? Chủ quan là từ lương tâm, sự tàn nhẫn, suy đồi nhân cách của con người. Làm cha làm mẹ, làm thầy nhưng vì những ích kỷ, bực bội cá nhân mà không ghê tay hành hạ con trẻ. Một số ít nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của cha mẹ khi còn bé, do áp lực cuộc sống... song dù là nguyên nhân nào, bạo hành cũng là hành động vô lương tâm, suy đồi đạo đức, đi ngược lại luật pháp, lí lẽ thông thường.

Hậu quả của vấn nạn nhức nhối xã hội này nguy hiểm như thế nào? Đầu tiên với những đứa trẻ là nạn nhân bị bạo hành, ngoài những tổn thương về cơ thể như thương tật, những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ bị tổn thương về tâm lý. Các nhà nghiên cứu tâm lý Việt Nam cho biết, bạo hành trẻ em để lại nhiều hệ quả vô cùng tiêu cực, thể chất suy kiệt, trẻ chậm phát triển đồng thời tâm trí có vết thương hằn sâu nghiêm trọng, trẻ luôn trong tình trạng rụt rè nhút nhát. Trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn hành vi ứng xử. Khi trẻ sống trong môi trường bị cha mẹ đánh đập, xúc phạm, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực và hình thành tư tưởng sai trái, dễ trở thành kẻ bạo lực, thậm chí tội phạm nguy hiểm của xã hội.

Chính từ những nguy hại đó, gia đình, xã hội và mỗi cá nhân cần có ý thức, biện pháp giáo dục, quan tâm. Đầu tiên cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em. Lưu ý hỗ trợ, nâng cao kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình. Đặc biệt tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc với con cái. Cộng đồng không thờ ơ, vô cảm trước nạn bạo hành con trẻ.

Nhân cách của trẻ bắt đầu hình thành từ những ngày nhỏ nhất, trách nhiệm bảo vệ yêu thương để trẻ phát triển bình thường là của cả xã hội. Hãy chung tay vì tương lai tươi sáng của những mầm non, những chủ nhân thế hệ mới của đất nước.

Bài văn mẫu 7: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài làm

"Đồng dao mùa xuân" là một trong những bài thơ mang đậm dấu ấn sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm được viết vào tháng 12 năm 1994. Bài thơ như một câu chuyện kể về cuộc đời người lính qua cái nhìn đầy suy tư, sâu lắng của con người thời bình. Qua đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ biết ơn, tri ân đối với những người đã có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chủ đề tác phẩm được thể hiện ngay từ nhan đề. Trước hết, để có thể hiểu được ý nghĩa tên văn bản, chúng ta cần cắt nghĩa từ "đồng dao" và "mùa xuân". Đồng dao là những câu hát của trẻ em khi đi chăn trâu, làm đồng. Còn mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, khoảng thời gian vạn vật, trời đất giao hòa, sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đồng dao mùa xuân là câu hát về mùa xuân. Tuy nhiên trong bài thơ, cụm từ "Đồng dao mùa xuân" được hiểu theo nghĩa: khúc hát đồng dao về tuổi trẻ của những người lính xông pha ra trận để mang đến sự tự do, độc lập cho đất nước. Đây là khúc tráng ca ca ngợi anh bộ đội cụ Hồ.

Trước lúc rời xa quê hương, họ là những người lính vô tư, hồn nhiên khi "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Trong không khí chung của thời điểm cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ, người lính nghe theo tiếng gọi lí tưởng và tự nguyện "đi vào núi xanh". Năm tháng chiến đấu diễn ra liên miên, rất nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trước "mưa bom bão đạn của kẻ thù". Hàng ngày, hàng giờ, vẫn còn đó những chàng trai trẻ xung phong ra chiến trận dù biết trước chưa chắc có ngày về. Họ để lại tuổi xuân, niềm mộng mơ, yêu thích của riêng mình để ra đi bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, hiện thực khốc liệt nơi chiến trường đã cướp lấy mạng sống của anh "Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều". Ngày đất nước hòa bình, người người nhà nhà được tề tựu, quây quần bên nhau thì "Mười, hai mươi năm/ Anh không về nữa". "Mười, hai mươi năm" là những con số cụ thể cho thấy thời gian dài đằng đẵng. Anh vĩnh viễn gửi lại tuổi thanh xuân nơi núi rừng Trường Sơn sâu thẳm "Anh vẫn một mình/ Trường Sơn núi cũ".

Câu thơ "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo"này mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc: anh rời xa trần thế nhưng cái chết của anh trở thành ngọn lửa bất diệt, soi sáng ý chí, tinh thần cho đồng đội. Thân thể không còn song những hình ảnh về "Ba lô con cóc/ Tấm áo mùa xanh/ Làn da sốt rét" của anh vẫn luôn in sâu trong trí nhớ đồng đội. Cơn sốt rét rừng đã trở thành nỗi ám ảnh với biết bao người lính năm ấy. Căn bệnh "quái gở" khiến cho làn da vàng vọt, xanh xao. Chẳng phải nhà thơ Quang Dũng cũng chẳng từng đề cập trong bài thơ "Tây Tiến" hay sao?

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm."

Dù trong tình cảnh hiểm nghèo, khó khăn mọi mặt nhưng người lính vẫn nở nụ cười hiền từ, lạc quan. Nụ cười ấy như tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho những người đồng đội "đói khổ có nhau". Khổ thơ "bi" mà cũng hào hùng, tráng lệ vô cùng!

Sau ngần ấy năm, người lính hóa thân vào đất trời với dáng ngồi lặng lẽ. Từ "lặng lẽ" như phảng phất một nỗi buồn sâu kín song cũng gợi cho ta liên tưởng về tư thế uy nghiêm, kiên định. Mùa xuân tiếp tục xuất hiện thông qua biện pháp hoán dụ "mai vàng". Cả hai dòng thơ "Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng" đem đến hình dung về hình ảnh người lính đang ngồi canh giữ và hướng mắt về đất nước thân yêu. Ở những câu thơ tiếp theo "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian" có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là nỗi nhớ thương nhân gian của người lính. Còn cách hiểu thứ hai là nỗi nhớ thương về những người con anh dũng của đồng bào. Dẫu hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ vẫn thắm nồng tình cảm quân dân "Lòng anh và lòng tôi/ Mang nặng tình cá nước..." ("Cá nước" - Tố Hữu). Trong khổ thơ tiếp theo, hình ảnh người lính hiện lên thật thơ mộng:

"Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non..."

Người chiến sĩ âm thầm cống hiến, âm thầm hi sinh. Anh ra đi để lại mùa hoa rực rỡ. Dáng hình anh đã "hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất nước muôn đời...". Tuổi xuân của anh đã hòa cùng mùa xuân của đất nước "Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành".

Bằng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, biện pháp điệp cấu trúc "Có một người lính", "Anh không về nữa", hoán dụ "mai vàng", ẩn dụ "ngọn lửa", so sánh "mắt như suối biếc" cùng hình ảnh thơ trong sáng, ngôn từ bình dị, nhà thơ đã đem đến cho người đọc sự biết ơn đối với thế hệ cha ông. Chính họ đã làm nên mùa xuân hòa bình, độc lập cho đất nước, nhân dân.

Có thể nói, bài thơ là khúc hát chứa chan tình cảm của nhà thơ đối với những người lính đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc ngày hôm nay. Từ đây, chúng ta cần trân trọng và ghi nhớ công lao to lớn ấy. Mỗi người hãy bồi dưỡng, vun đắp những lí tưởng cao đẹp để cùng chung tay xây dựng, phát triển đất nước.của họ.

Bài văn mẫu 8:  Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài làm

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Bài văn mẫu 9: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học đã học)

Bài làm

Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học về tình yêu thương.

Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình.

Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.

Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.

Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”. Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.

Bài văn mẫu 10: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề đời sống rút gợi ra từ nhân vật Mên, Mon trong văn bản  Bầy chim chìa vôi

Bài làm

“Bầy chim chìa vôi” là một trong những truyện ngắn vô cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.” Đây cũng chính là điều mà hai nhân vật chính Mon và Mên trong câu chuyện đã làm được. Hai cậu bé cho người đọc một cảm giác gần gũi, nhẹ nhàng, vừa dũng cảm, đáng yêu.

          “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương, vừa giàu lòng nhân ái.

          Mở đầu câu chuyện là khoảng thời gian đêm khuya với sự trằn trọc của hai cậu bé. Mon tuy là em trai, nhưng cậu bé lại chính là người bắt đầu những câu hỏi thể hiện sự lo lắng về tổ chim chìa vôi. Cậu bé liên tục hỏi anh Mên: “Anh ơi… em bảo…”, sau đó là hàng loạt những câu hỏi thắc mắc về tổ chim chìa vôi: “Thế bãi cát giữa sông đã ngập chưa?”; “Thế anh bảo chúng có bơi được không?”; “Sao nó lại không làm tổ trên bờ hả anh?”; “Thế làm thế nào bây giờ?”… Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vôi ở bãi cát giữa sông. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy? Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão, và cũng để cho hai anh em Mon và Mên bớt lo lắng, suy nghĩ về sự an toàn của bầy chim.

          Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.

Trái ngược với sự quan tâm trực tiếp từ Mon, anh trai của cậu bé – Mên lại có một cách lo lắng kín đáo hơn, tuy có chút cọc cằn nhưng lại vô cùng ấm áp. Khi em trai trằn trọc giữa đêm không ngủ, thực chất anh Mên cũng chưa ngủ được, cũng vì thế nên cậu bé mới trả lời em trai một cách tỉnh táo và ráo hoảnh tới vậy. Thay vì lo lắng trực tiếp và liên tục đặt ra câu hỏi, Mên lại đáp lại em trai một cách cục cằn: “Gì đấy? Mày không ngủ à?...”; “Bảo cái gì mà lắm thế?” hay “Tao không biết”. Dẫu vậy, anh Mên cũng bày tỏ nỗi lo lắng “Ừ nhỉ”, “Tao cũng sợ”. Để nỗi lo lắng qua đi, Mon và Mên đã nghĩ đến câu chuyện bắt cá cùng bố, cười “hi hi” khi nghe em Mon kể trò nghịch ngợm, nhưng dường như hai cậu bé vẫn không yên tâm chìm vào giấc ngủ. Khi em Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng một lúc sau hỏi lại: Thế làm thế nào bây giờ?, cuối cùng im lặng một phút sau khi em trai đưa ra quyết định đi cứu tổ chim, đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”. Đây không phải một câu hỏi thể hiện sự chần chừ của Mên mà chỉ là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình, chắc chắn hai anh em sẽ đi cùng nhau. Điều này cho thấy Mên là một người anh cọc cằn, hay tỏ ra gắt gỏng với em trai nhưng cũng có một tấm lòng ấm áp, nhân hậu, sự quan tâm của cậu bé thể hiện qua suy nghĩ và hành động chứ không qua lời nói.

Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sông với chiếc đò, cuối cùng đã đưa con đò về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. Khung cảnh bình minh hiện lên với vẻ đẹp lạ kì cùng nhiều cảm xúc. Hai đứa trẻ chạy ngược lên đoạn bờ sông dối diện với dải cát, trong khi Mon tò mò về dải cát đã bị nhấn chìm hay chưa, thì anh Mên ngồi thụp xuống, căng mắt nhìn sát mặt sông. Thật may, bãi cát chưa bị nước nhấn chìm hết. Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim chìa vôi non cất cánh bay lên không trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt hai đứa trẻ. Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào lên cảm giác hạnh phúc, thành tựu và hạnh phúc khó tả. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ bao giờ.

Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng trong sáng, đáng yêu. Khung cảnh bầy chim chìa vôi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của hai anh em.

Qua hai nhân vật Mon và Mên, chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.

Bài văn mẫu 11: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề đời sống rút gợi ra từ nhân vật “tôi”, người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

Bài làm

Cuộc sống của chúng ta được tạo nên từ rất nhiều những điều vụn vặt, nhỏ bé. Bài học đó đã được tôi rút ra từ nhân vật hai bố con sau khi đọc xong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. Từ đó gợi ra cho tôi nhiều suy nghĩ về những điều nhỏ bé trong cuộc sống.

Trong văn bản, người bố đã giảng dạy cho người con biết ý nghĩa của những món quà thực sự. Đó không phải là những thứ đồ vật chất lớn lao, đắt tiền, sang trọng, mà đó chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó. Cho nên dù món quà có lớn hay nhỏ thì đều đẹp và đáng trân trọng. Cách chúng ta đón nhận mòn quà đó của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.

Thật vậy, chúng ta thường ước mơ những điều lớn lao và mong muốn làm những điều vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng để đạt được những điều lớn lao đó thì đều xuất phát từ những điều bình dị trong cuộc sống. Cho dù nó có thể là thành công hay thất bại, vui sướng hay đau khổ, thì chúng đều là những mảnh ghép trong bức tranh xếp hình tạo nên những điều vĩ đại.

Cuộc sống của con người bao gồm nhiều mối quan hệ trong xã hội. Và nhân cách của mỗi chúng ta sẽ quyết định đến những giá trị đích thực trong cuộc sống. Để có được cuộc sống hạnh phúc thì chúng ta không thể bỏ qua sự quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. Có được thành công trên đường đời không thể thiếu sự kiên trì, nỗ lực và những cố gắng nơi bản thân. Vì thế, hạnh phúc đơn giản lắm, chỉ cần góp nhặt những niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Bình an, hạnh phúc đều ở xa côi, chúng luôn hiện ngay bên cạnh ta, từ những điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, khi con người cứ sống vội vã, chẳng mấy ai sống chậm lại để cảm nhân từng giây phút trôi qua là điều đáng trân quý. Con người đang mất dần cảm nhận từng phút trôi qua là quà tặng, mỗi niềm vui nhỏ góp nhặt trong đời là món quà của cuộc sống. Người ta cứ sống vội vã và bị cuốn theo những đam mê, mục đích riêng mình. Ví dụ như con người đang quên mất rằng một bữa cơm tốt chung với nhau là điều đáng quý hơn hết. Một gia đình yêu thương sẽ là nơi nghỉ ngơi lúc khó khăn trên đường đời, những người bạn thân là chỗ để tâm sự lúc buồn sâu, tạo nên những thành tựu đáng ghi nhận. Nhưng nếu vì nó mà bỏ quên gia đình, bạn bè thì thật không nên, nó có thể sẽ phá hỏng hết môi quan hệ.

Bài văn mẫu 12: Trình bày ý kiến của em về tình yêu thiên nhiên trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật từ Bầy chim chìa vôi.

Bài làm

Trong văn bản “Bầy chim chia vôi” của nhà văn thiếu nhi Nguyễn Quang Thiếu hiện lên rất nhiều chi tiết và hình ảnh nói về tình yêu thương loài vật của hai nhân vật Mon và Mên. Dù cả hai anh em có tính cách trái ngược nhau, Mên thì lạnh lùng, cáu gắt, còn Mon thì nhẹ nhàng, nhạy cảm. Nhưng họ vẫn có điểm chung là đều dành sự yêu thương, lo lắng cho những chú chim non chia vôi. Mon luôn lo lắng cho tính mạng của những chú chim, cậu bé sợ rằng chúng sẽ chết nếu như không được đưa lên bờ làm tổ. Còn Mên ngoài mặt tỏ ra không quan tâm, nhưng khi nhìn thấy sự nguy hiểm sắp xảy ra đối với những chú chim, Mên cũng chịu cùng em mình vượt qua con đò để giải cứu những chú chim. Chi tiết cuối cùng của chuyện lấy đi rất nhiều nước mắt của người đọc chính là khoảnh khắc Mon bật khóc khi chứng kiến cảnh chú chim non yếu đuối đập một nhịp quyết định bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn. Quả thực, tình yêu thương loài vật của hai anh em Mon rất đáng được trân trọng và cảm phục.

Chúng ta nhiều khi lầm tưởng rằng giá trị cuộc sống tạo nên bởi những điều thật lớn lao, nhưng điều đó vô tình khiến ta quên đi những điều nhỏ nhặt đời thường. Khi hiểu được giá trị của những điều nhỏ nhặt làm nên việc lớn lao, ta sẽ thấy hạnh phúc không bao giờ ở xa ta, chỉ cần nâng niu, trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và góp nhặt những niềm vui đơn sơ trong dòng đời.

Bài văn mẫu 13: Trình bày ý kiến của em về một vấn đề đời sống rút gợi ra từ hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao quê mùa xuân.

Bài làm

Đọc những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.

Trong bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.

Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.

Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.  

Bài văn mẫu 14: Viết bài văn biểu cảm về người thân trong gia đình

Bài làm

Tuổi thơ của tôi là những năm tháng gắn bó cùng ông nội. Đối với tôi, ông chính là người thân mà tôi yêu thương và kính trọng nhất trong cuộc đời của mình.

Ông nội của tôi năm nay đã bảy mươi tư tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn lắm. Ông có khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Chòm râu dài, bạc phơ. Đôi mắt sáng như vì sao trên bầu trời. Đôi bàn tay của ông đã có nhiều nếp nhăn.

Trước khi nghỉ hưu, ông tôi là một cán bộ nhà nước. Ông rất yêu thương con cháu. Nhưng ông cũng rất nghiêm khắc khi chúng tôi mắc lỗi. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn còn rất khỏe. Mọi người đều rất yêu quý, kính trọng ông.

Khi còn nhỏ, bố mẹ thường bận công việc. Ông nội là đã chăm sóc tôi. Ngày đầu tiên đi học, ông cũng là người đưa tôi đến trường. Có quà bánh, ông đều để dành cho tôi. Tình yêu thương của ông dành cho tôi thật lớn lao.

Những kỉ niệm về ông nội cũng thật đáng trân trọng. Hồi còn bé, tôi được ông chở đi chơi trên chiếc xe đạp cũ. Thỉnh thoảng, tôi lại được nghe ông kể chuyện ngày xưa. Hay cả những lúc theo ông vào vườn cây chăm sóc cây cối. Ông đã dạy cho tôi cách chăm sóc cây cối thật cẩn thận. Nhờ có ông, tôi đã biết sống yêu thương mọi vật xung quanh hơn.

Thời gian trôi qua, sức khỏe của ông ngày càng yếu đi. Bởi vậy mà ông cần có sự quan tâm, chăm sóc của con cháu nhiều hơn. Mỗi khi có thời gian rảnh, tôi sẽ dành thời gian trò chuyện với ông. Có khi, hai ông cháu lại cùng nhau chơi cờ, hay đi câu cá. Những lúc đó, tôi cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc.

Ông nội chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của cả gia đình. Tôi luôn dành cho ông sự kính trọng. Mong rằng ông sẽ luôn khỏe mạnh để sống thật lâu bên con cháu.

Bài văn mẫu 15: Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em khi chứng kiến một hành vi xấu.

Bài làm

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Bài văn mẫu 16:  Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Bài làm

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com