Sưu tầm các tư liệu, tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hay thờ cúng ...

Vận dụng

3. Sưu tầm các tư liệu, tìm hiểu về một công trình kiến trúc của Chăm-pa mà hiện nay vẫn là nơi tổ chức lễ hội hay thờ cúng của cư dân địa phương các tỉnh miền Trung Việt Nam. 

Câu trả lời:

    Tháp chàm Poshanư hay còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài, thuộc nhóm di tích còn sót lại của Vương Quốc Chăm Pa xưa. Tháp nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km. Nhờ vào giá trị văn hóa, những nét tinh hoa trong kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc của người Chăm xưa mà ngày nay Tháp Chàm Posanư đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua mỗi khi du lịch Phan Thiết. Tháp Poshanư được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ thứ VIII đến đầu thế kỷ thứ IX bởi người Chăm. Ngọn tháp này dùng để thờ vị thần Shiva, một trong những vị thần của Ấn Độ giáo. Đến thế kỷ XV, ngọn tháp này được xây thêm một số đền thờ khác với cấu trúc đơn giản hơn để thờ công chúa Poshanư, một vị công chúa tài đức, nhân hậu được người Chăm yêu quý. Tương truyền, bà cũng là người dạy người Chăm biết trồng lúa nước, chăn nuôi, trồng trọt và dệt thổ cẩm. Tháp Poshanư được xây dựng theo kiến trúc Hòa Lai, với những viên gạch đỏ liên kết với nhau một cách chắc chắn mà cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra chính xác loại chất này là gì. Móng tháp có hình vuông, càng lên cao, càng nhỏ lại, cửa tháp có hình vòm cuốn với nhiều hoa văn độc đáo. Tháp gồm 3 tầng chính với chiều cao 15m. Tháp có một cửa chính dài, hướng về phía Đông, theo truyền thuyết người Chăm kể lại, đây chính là nơi cư ngụ của thần Linh. Ngoài ra, các trang trí, điêu khắc cũng có tính đồng dạng, đăng đối ở cả ba hướng Tây, Nam, Bắc. Trên vòm cuốn ở cửa hướng Tây hiện còn những dãy chạm khắc dày đặc với những bông hoa và hình tượng kỳ lạ. Trên đỉnh tháp được thiết kế với 4 cửa sổ hình tam giác hướng về 4 phía, bên trong tháp chính là bệ thờ Linga - Yoni bằng đá, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của người theo đạo Hin đu. Hằng năm, khu di tích tháp Poshanư được đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến cúng bái, cầu mưa thuận, gió hòa, cho mùa màng bội thu, cho những chuyến tàu ra khơi trở về bình yên. Đồng thời đây cũng là nghi lễ truyền thống nhằm tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net