Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Giúp HS làm quen với việc xây dựng một kế hoạch đơn giản về tài chính.
- Áp dụng được các kiến thức về tỉ số phần trăm vào những vấn để cụ thể trong đời sống.
- Giáo dục ý thức chi tiêu có kế hoạch.
Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị bài giảng
- HS sẽ được giao thu thập các dữ liệu thực tế và sẽ làm việc này ở nhà trong một thời gian khá dài. Việc theo dõi thường xuyên và nắm chắc kết quả những việc đã giao cho HS chuẩn bị ở nhà là rất quan trọng. Đó sẽ là các dữ liệu mà các em phải xử lí. Nếu dữ liệu là phi thực tế, do HS tự nghĩ ra, thì kết quả xử lí sẽ không có ý nghĩa trải nghiệm nữa và do đó tính giáo dục sẽ kém hiệu quả.
- Để bài học có tính thiết thực cao GV cần biết trong số các HS trong lớp, những HS nào được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng và có thể tự mình quyết định việc chỉ tiêu và chỉ vào những việc gì (xem thêm đưới đây). Điểu đó rất cần thiết khi giao việc cho HS làm ở nhà, bởi vì mỗi trường hợp sẽ dẫn đến một kết quả riêng phù hợp với trường hợp đó.
Bước 1: Thu thập và lập bảng dữ liệu (nhiệm vụ HS làm ở nhà)
Bước này GV nên giao nhiệm vụ cho HS từ sớm (đầu học kì II) để HS có thời gian thực hiện. Đến khi học xong Bài 31 (Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm) thì có thể chuyển sang bước 2.
* GV chia HS trong lớp thành hai danh sách:
- Danh sách 1 gồm những HS được bố mẹ chu cấp tiền hàng tháng và có thể tự mình quyết định việc chỉ tiêu và chỉ vào những việc gì
- Danh sách 2 gồm những HS còn lại.
* Hướng dẫn HS cách ghi chép số liệu, cụ thể là:
- Thống nhất việc phân loại các khoản chỉ đối với mỗi danh sách để tiện theo dõi. Chỉ khoảng 10 khoản chỉ đối với danh sách 1; không quá 15 khoản chỉ đối với danh sách 2.
- Với mỗi khoản chi, đặc biệt đối với các khoản chi thường xuyên như tiền ăn, HS cần ghi chép hằng ngày, hay hàng tuần, cuối cùng mới cộng lại để lấy tổng số tiền cho khoản chỉ đó ghi vào bảng dữ liệu chính thức.
- Đối với các HS thuộc danh sách 1, HS lập bảng căn cứ vào thực tế chi tiêu hàng tháng của chính mình.
- Đối với các HS thuộc danh sách 2, HS lập bảng căn cứ vào thực tế chỉ tiêu hàng tháng của gia đình. HS có thể hỏi bố mẹ để lập bảng.
* Dựa vào những ghi chép đã có, HS lập bảng dữ liệu ban đầu (chính thức) theo mẫu bảng T.1.
* Đây là công việc mà HS gần như phải làm hằng ngày và trong thời gian dài. Do đó GV cần tổ chức để HS tự giám sát lẫn nhau để công việc không bị sao nhãng. Chẳng hạn, chia thành các nhóm thích hợp hoặc chia theo tổ HS vốn đã được tổ chức trong mỗi lớp học. Các nhóm đó tổ chức mỗi cá nhân báo cáo hàng tuần xem đã ghi chép được gì mới so với tuần trước.
Bước 2. Lập bảng phân tích dữ liệu (làm tại lớp)
- Sau khi HS đã hoàn thành bảng đữ liệu ban đầu.
- Trong giờ học trải nghiệm, tiết thứ nhất.
* Làm quen với việc phân tích dữ liệu đựa vào bảng T.1. GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành cột cuối cùng trong bảng T.1 (tính tỉ số phần trăm).
- Lập bảng phân tích T.2 theo hướng dẫn trong SGK.
- Trao đổi trong lớp để trả lời câu hỏi: các khoản chỉ của anh Bình còn có gì chưa hợp lí? Nên điểu chỉnh thế nào?
* Chia số HS trong lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 5 HS thuộc cùng một danh sách phân loại. Mỗi nhóm chọn lấy một bảng số liệu ban đầu có đầy đủ số liệu đáng tin cậy nhất (nếu HS đều có bảng số liệu ban đầu tìn cậy thì có thể tiến hành làm cá nhân).
------------------ Còn tiếp -------------------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí