Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam,
- Nêu được một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam,
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực tìm hiểu về các nhóm cây trồng, phương thức trồng trọt và trồng trọt công nghệ cao, biết thực hiện tốt phần việc của bản thân và của nhóm phân công, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học … vào trồng trọt,
· Giao tiếp và hợp tác: hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, biết sử dụng ngôn ngữ để thảo luận.
- Năng lực công nghệ:
· Nhận thức công nghệ: nhận biết được các nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt và đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao,
· Giao tiếp công nghệ: đọc được một số thuật ngữ dùng trong trồng trọt,
· Đánh giá công nghệ đưa ra được nhận xét, đánh giá mô hình trồng trọt và ứng dụng công nghệ cao.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về phương thức trồng trọt và ứng dụng trồng trọt công nghệ cao trong cuộc sống
- Trách nhiệm: sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Công nghệ 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: SHS và SBT là tài liệu tham khảo chính,
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học chuẩn bị tranh ảnh hoặc đoạn video clip về:
+ Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam,
+ Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam,
+ Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao
2. Đối với học sinh
- SGK,
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Mỗi nhóm phân công chuẩn bị: hình ảnh, video về vườn cây của gia đình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng và phương thức trồng trọt tại Việt Nam.
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS có nhu cầu tìm hiểu các cây trồng và phương thức trồng phổ biếnhiện nay ở nước ta.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ GV đặt ra tình huống ở phần Mở đầu: Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đỗ xanh. Em hãy giới thiệu cho bác A một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam.
+ GV yêu cầu HS trình bảy về một số cách trồng cây ngô và đỗ xanh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đỗ xanh theo phương thức:
+ Xen lẫn ngô và đậu xanh
+ Chỉ trồng ngô hoặc trồng đậu xanh
+ Vụ thứ nhất trồng ngô; vụ thứ hai trông đậu xanh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các phương thức trồng trọt.
|
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Qua các phương thức trồng ngô và đậu xanh của bác A, để hiểu rõ hơn các phương thức đó chúng ta đi vào bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
a. Mục tiêu: giúp HS kể được một số nhóm cây trồng ở nước ta
b. Nội dung: các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam
c. Sản phẩm học tập: các nhóm cây trồng phổ biến.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV minh hoạ Hình 2.1 trong SGK và chia thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS các nhóm trả lời câu hỏi: Các loại cây trong Hình 2.1 thuộc những nhóm cây trong nào? + GV yêu cầu HS liệt kê các giống cây trồng ở địa phương. Vì sao đị phương em lại trống được loại cây đó? Vì sao mỗi vùng miền lại có những loài cây đặc trưng hoặc những giống cây trồng khác nhau? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK, quan sát Hình 2.1 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi. + GV minh hoạ thêm một số hình ảnh cây trồng ở địa phương và dẫn dắt HS phân - loại cây trồng vào từng nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời về vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV cung cấp cho HS thông tin về các vùng trồng lúa đang bị thiệt hại do sự biến đối khí hậu như hạn mặn, để biết sự thay đổi nhóm cây trồng đặc trưng ở từng vùng theo điều kiện biến đổi khí hậu. + GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu gạo của Việt Nam: là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Năm 2019, giống lúa ST25 của Việt Nam được Hội nghị Thương mại Gạo thế giới lần thứ 11 (tại Manila, Philippines) công nhận là giống lúa ngon nhất thế giới. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: Các nhóm cây trồng chủ yếu của Việt Nam nhóm cây lương thực, cây lấy củ, cây ăn quả, cây rau và đỗ các loại, cây công nghiệp, hoa và cây cảnh. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam - Nhóm cây lương thực: như lúa, ngô, khoai, sắn,… - Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn khoai môn, khoai tây, cà rốt,... - Nhóm cây ăn quả, như nhãn, vải, xoài, cam,…. - Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi,... và các loại rau gia vị như: rau răm, húng quế, thì là,... Đỗ gồm các loại như: đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen,... - Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... mang lại giá trị kinh tế cao. - Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,... |
------------- Còn tiếp --------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác