Giải địa lí 6 bài 23: Sông và hồ

Hướng dẫn giải, soạn bài, làm bài tập, bài thực hành trong bài 23: Sông và hồ - trang 70 địa lí 6. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt địa lí 6 bài 23: Sông và hồ nhé.

[toc:ul]

I. Kiến thức trọng tâm

1. Sông và lượng nước của sông

a. Sông

  • Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
  • Hệ thống sông gồm: Sông chính, phụ lưu, chi lưu.
  • Lưu vực sông là vùng đất cung cấp nước cho sông.

b. Đặc điểm của sông:

  • Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong thời gian một giây.
  • Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế ( chế độ nước của sông).

2. Hồ

  • Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
  • Phân loại:
    • Theo tính chất của nước có hai loại hồ:
      • Hồ nước mặn
      • Hồ nước ngọt.
    • Theo nguồn gốc hình thành hồ:
      • Hồ vết tích của các khúc sông
      • Hồ miệng núi lửa
      • Hồ nhân tạo
  • Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc...

Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào?

Trả lời:

Theo em, lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

Câu 2: Qua bảng trên, hãy so sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Mê Công và sông Hồng.

Trả lời:

Lưu vực và tổng lượng nước sông Mê Công đều lớn hơn sông Hồng hơn 4 lần, do vậy diện tích lưu vực càng lớn thì tổng lượng nước càng lớn.

Câu 3: Bằng những hiểu biết thực tế, em hãy cho ví dụ về những lợi ích của sông.

Trả lời:

Những lợi ích mà sông mang lại cho cuộc sống con người là:

  • Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
  • Cho phép khai khác các nguồn lợi thuỷ sản.
  • Tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
  • Phát triển giao thông đường thuỷ.
  • Điều hoà nhiệt độ.
  • Tạo cảnh quan mội trường…

Tuy nhiên, bên cạnh đó sông cũng mang đến một số khó khăn cho con người nhất là lũ lụt.

Câu 4: Căn cứ vào tính chất của nước, em hãy cho biết trên thế giới có mấy loại hồ?

Trả lời:

Dựa vào các yếu tố khác nhau, người ta có nhiều cách chia hồ khác nhau. Nếu căn cứ vào tính chất của nước, trên thế giới người ta chia làm hai loại hồ. Đó là: Hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

Câu 5: Em hãy nêu tên một số hồ nhân tạo mà em biết. Các hồ này có tác dụng gì?

Trả lời:

  • Một số hồ nhân tạo ở Việt Nam: Hồ Ayun Hạ, hồ Cấm Sơn, hồ Dầu Tiếng, hồ Định Bình, hồ Hòa Bình, hồ Phú Ninh, hồ Suối Hai, hồ Thác Bà, hồ Tuyền Lâm…
  • Tác dụng của các hồ nhân tạo:
    • Điều hoà dòng chảy, tưới tiêu, phát điện, nuôi trồng thuỷ sản.
    • Tạo cảnh đẹp, có khí hậu trong lành, phục vụ an dưỡng, nghỉ ngơi du lịch.

III. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?

Trả lời:

  • Lưu vực sông: Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông.
  • Hệ thống sông: Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

Câu 2: Sông và hồ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa sông và hồ:

  • Khái niệm:
    • Sông: Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.
    • Hồ: Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.
  • Cấu tạo:
    • Sông: Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu...tạo thành hệ thống sông.
    • Hồ: Cấu tạo đơn giản hơn sông.
  • Diện tích:
    • Sông có lưu vực xác định
    • Hồ thường không có diện tích nhất định.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải môn Địa lí lớp 6


Copyright @2024 - Designed by baivan.net