Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Soạn mới Giáo án Sinh học 8 cánh diều bài Hệ thần kinh và các giác quan ở người. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 34. HỆ THẦN KINH VÀ CÁC GIÁC QUAN Ở NGƯỜI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên).
  • Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.
  • Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
  • Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác.
  • Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.
  • Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
  • Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.
  • Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được chức năng của hệ thần kinh; Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên); Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng; Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó; Nêu được chức năng của giác quan nói chung và thị giác, thính giác; Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt; Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh; Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác; Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình; Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống bệnh đó; Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về hệ thần kinh và các giác quan ở người.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đặt vấn đề: Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

+ Tiếp nhận hình ảnh: mắt, dây thần kinh thị giác, não bộ.

+ Tiếp nhận âm thanh: tai, dây thần kinh thính giác, não bộ.

  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Những cơ quan trên đóng vai trò gì trong quá trình tiếp nhận hình ảnh và âm thanh của con người?”. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 34. Hệ thần kinh và các giác quan ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hệ thần kinh

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của hệ thần kinh; Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên); Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó; Nêu được tác hại của các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật Think – Pair – Share, nghiên cứu mục I SGK, quan sát, phân tích hình 34.1 và thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  3. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hệ thần kinh

Đọc thông tin mục I, quan sát hình 34.1 trang 162 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:

Câu 1: Nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 2: Nêu chức năng của hệ thần kinh. Lấy ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người.

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 3: Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh.

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 4: Thế nào là chất gây nghiện? Lấy ví dụ một số chất gây nghiện phổ biến.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 5: Tại sao không được sử dụng chất gây nghiện?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật Think – Pair – Share, yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I.1, I.2, I.3, làm việc cá nhân quan sát, phân tích hình 34.1 trang 162 – 163 SGK sau đó thảo luận theo cặp hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu SGK và thực hiện theo nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm HS phát biểu.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Hệ thần kinh

Phiếu học tập số 1 (bản gợi ý trả lời đính kèm dưới hoạt động 1)

❖    Kết luận

- Hệ thần kinh có vai trò điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Hệ thần kinh gồm hai phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

- Để phòng bệnh về hệ thần kinh, cần có chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, đảm bảo giấc ngủ, không sử dụng chất kích thích.

- Thường xuyên sử dụng chất gây nghiện sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại các tế bào thần kinh.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hệ thần kinh

Đọc thông tin mục I, quan sát hình 34.1 trang 162 SGK và hoàn thành các nhiệm vụ:

Câu 1: Nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào?

- Hệ thần kinh gồm hai bộ phận: thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh)

Câu 2: Nêu chức năng của hệ thần kinh. Lấy ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người.

- Chức năng của hệ thần kinh:

+ Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể → Đảm bảo cơ thể là một khối thống nhất, thích nghi với môi trường ngoài và trong cơ thể.

- Ví dụ: Khi bị tổn thương vùng vận động ở não hoặc tổn thương dây thần kinh vận động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể. Chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động có ý thức của cơ thể.

Câu 3: Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh.

- Một số bệnh về hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, Parkinson, Alzheimer, động kinh…

- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh:

+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

+ Suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng…

Câu 4: Thế nào là chất gây nghiện? Lấy ví dụ một số chất gây nghiện phổ biến.

- Chất gây nghiện là những chất hấp thụ vào cơ thể có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng tạo ra sự phụ thuộc đối với chất đó hoặc cảm giác thèm.

- Ví dụ: thuốc lá, rượu bia, ma túy, cần sa, thuốc lắc…

Câu 5: Tại sao không được sử dụng chất gây nghiện?

- Khi vào cơ thể, chất gây nghiện thường tác động kích thích hưng phấn hệ thần kinh, gây ảo giác, từ đó ảnh hưởng đến nhận thức, ý thức và hành vi.

- Sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ quan cảm giác

  1. Mục tiêu: Nêu được chức năng của các giác quan nói chung và thị giác, thính giác; Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng; Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt; Kể tên được các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai; Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình; Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống các bệnh đó.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép, nghiên cứu mục II SGK, quan sát video, hình 34.2, 34.3, 17.8 thảo luận trả lời các câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Giác quan

Đọc thông tin mục II, quan sát các hình 34.2, 34.3 trang 164 và 17.8 trang 88 SGK, hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Câu 1: Nêu vai trò của cơ quan cảm giác. Lấy ví dụ minh họa.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 2: Cấu tạo cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào? Cấu tạo cơ quan thính giác gồm những bộ phận nào?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 3: Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt. Hình ảnh của vật ở võng mạc có đặc điểm gì khác so với hình ảnh thực tế?

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 4: Trình bày cơ chế cảm nhận hình ảnh.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 5: Nêu tên các bộ phận cấu tạo của tai. Vẽ sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 6: Trình bày cơ chế cảm nhận âm thanh.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

  1. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia lớp thành các nhóm:

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1, 2: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 1 và 2 Phiếu học tập

+ Nhóm 3, 4: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 3 và 4 Phiếu học tập

+ Nhóm 5, 6: Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 5 và 6 Phiếu học tập

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

 

 

II. Cơ quan cảm giác

Phiếu học tập số 2 (bản gợi ý trả lời đính kèm dưới hoạt động 2).

❖    Kết luận

- Cơ quan cảm giác giúp cơ thể cảm nhận các kích thích từ môi trường.

- Cơ quan thị giác giúp cảm nhận hình ảnh và màu sắc của vật.

- Cơ quan thính giác giúp cảm nhận âm thanh.

------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Sinh học 8 Cánh diều bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 8 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 8 mới cánh diều bài Hệ thần kinh và các giác quan ở người, giáo án sinh học 8 cánh diều

Soạn mới giáo án sinh học 8 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay