Giải chi tiết Ngữ văn 11 cánh diều mới bài 6 Sông Đáy

Giải bài 6 Sông Đáy sách ngữ văn cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.

Câu 2. Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

ÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Hướng dẫn trả lời:

  • Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. Bằng cách sử dụng thể thơ này, tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, để từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

Câu 2. Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:

  • Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;
  • Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;
  • Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.

Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.

Câu 3. Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh người mẹ xuất hiện   lần trong bài thơ:

  • Mở đầu bài thơ, mẹ xuất hiện với hình ảnh đang làm lụng vất vả, tần tảo sớm hôm nuôi con
  • Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con
  • Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ lại hiện lên với mái tóc khô sơ, mẹ đã già đi vì năm tháng.

=>  Người con suy nghĩ, kí ức của người con luôn chất chứa những hình ảnh của mẹ. Đây có lẽ là phần tình mẫu tử thiêng liêng mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. 

Câu 4. Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc gì về sông Đáy? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:
Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Kí ức về sông Đáy không chỉ là kí ức về người mẹ, mà còn là kí ức về tình yêu. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, cả hai đã đi rất xa trong kí ức tác giả. Nhưng giờ đây, nó một lần nữa sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng "em", nay đã không còn.

Câu 5. Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung.

Hướng dẫn trả lời:
Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

Câu 6. Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

(Sưu tầm)

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Sông Đáy.

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung:

  • Sông Đáy là một bài thơ nổi tiếng được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương, đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.
  • Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Sông Đáy.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bài thơ "Sông Đáy" của tác giả Nguyễn Quang Thiều kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Sông Đáy.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

  • Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội)
  • Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công.
  • Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.
  • Tác phẩm chính: Thành phố chỉ sống 60 ngày, 1991; Cỏ hoang, tiểu thuyết, 1992...

2. Tác phẩm

  • Thể loại: Thơ tự do
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
  • Tác phẩm Sông Đáy sáng tác năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương, thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.

3. Bố cục

Câu 4. Phân tích tác phẩm Sông Đáy.

Hướng dẫn trả lời:

  Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

     Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ. 

    Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau. Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.

    Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người. 

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 6, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 6, Giải bài 6 Sông Đáy, bài 6 Sông Đáy

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com