Giải chi tiết Ngữ văn 11 cánh diều mới bài 8 Vĩnh biệt cửu trùng đài

Giải bài 8 Vĩnh biệt cửu trùng đài sách ngữ văn cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Những cái chết ở đây có phải là cái chết của nhân vật bi kịch không?

Hướng dẫn trả lời:

  • Những cái chết ở đây không phải là cái chết của nhân vật bi kịch.

Câu 2. Tại sao trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ?

Hướng dẫn trả lời:

  • Trong mắt quân khởi loạn thì Vũ Như Tô bị xếp cùng hạng với những cung nữ vì chúng cho rằng Vũ Như Tô cũng như những cung nữ, mê hoặc vua làm theo lời mình, khiến cuộc sống nhân dân đói khổ, lầm than. Vũ Như Tô và những cung nữ giống nhau, đều sẽ bị giết.

Câu 3. Lúc này, có phải Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc?

Hướng dẫn trả lời:

  • Lúc này, Vũ Như Tô hoàn toàn cô độc

Câu 4. Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?

Hướng dẫn trả lời:

  • Câu nói cuối cùng của Vũ Như Tô thể hiện tâm trạng đau đớn, bàng hoàng, thất vọng đến không còn lí do muốn sống khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ví dụ 1:

"Đan Thiềm: Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội: “Giết chết Vũ Như Tô, giết chết lũ cung nữ.").

Vũ Như Tô (thản nhiên): Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu."

Chỉ dẫn "thản nhiên" thể hiện một cách rõ nét suy nghĩ, thái độ của nhân vật Vũ Như Tô khi nghe tiếng hò reo đồi giết của đội quân.

  • Ví dụ 2:

"Đan Thiềm (thở hồn hển): Nguy đến nơi rồi...Ông Cả!"

Chỉ dẫn thể hiện rõ hành động của nhân vật Đan Thiềm vội vã giục Vũ Như Tô đi trốn.

  • Ví dụ 3: 

"Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí). Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt..."

Chỉ dẫn làm rõ hoàn cảnh xung quanh cuộc đối thoại của nhân vật Đan Thiềm với nhân vật Vũ Như Tô.

Câu 2. Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng sau:

LớpDiễn biến chínhNhân vật
IĐan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chốiĐan Thiềm + Vũ Như Tô
V  
VI  
VII  
VIII  
IX  

Em có nhận xét gì về sự xuất hiện và vai trò của các nhân vật trong các lớp kịch?

Hướng dẫn trả lời:

LớpDiễn biến chínhNhân vật
IĐan Thiềm báo tin Trịnh Duy Sản đưa quân về triều làm phản và đang đi tìm Vũ Như Tô để giết. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn nhưng ông từ chốiĐan Thiềm + Vũ Như Tô
VĐan Thiềm thúc giục Vũ Như Tô trốn đi nhưng ông không chịu.Đan Thiềm + Vũ Như Tô
VIKim Phượng, Đan Thiền và các cung nữ than khóc khi cửa điện bị phá.Kim Phượng + Đan Thiền + các cung nữ
VIIQuân khởi loạn tiến vào truy giết những người bên trong. Kim Phượng chỉ mặt Đan Thiềm và Vũ Như Tô hòng thoát thân. Đan Thiềm cầu xin Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.Kim Phượng + Đan Thiền + cung nữ + quân khởi loạn + Ngô Hạch
VIIIVũ Như Tô cảm tạ tấm lòng Đan Thiềm, đòi gặp An Hòa Hầu. Ông vẫn muốn tiép tục hoàn thành Cửu Trùng Đài. Quân sĩ cười khinh hành động của Vũ Như Tô, muốn lôi ông ra pháp trường.Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ
IX An Hòa Hầu phá Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô tiếc hận, yêu cầu quân lính đưa mình đến pháp trường.Vũ Như Tô + Ngô Hạch + Quân sĩ

=> Nhận xét: Mỗi nhân vật trong các tình huống truyện có vai trò, nhiệm vụ riêng. Cách hành động và lời nói bộc lộ được tính cách của nhân vật, phù hợp với vai trò của họ trong vở kịch.

Câu 3. Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?

Hướng dẫn trả lời:

Vũ Như Tô:

  • Là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão,là khát khao đem lại cái đẹp cho muôn đời của ông.

Ngô Hạch và quân sĩ: 

  • Cửu Trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói khổ, lầm than của nhân dân. Chúng coi Vũ Như Tô là một tên điên đến khi bị bắt vẫn không nhận ra sai lầm của mình. Chúng không nhìn thấy được giá trị nghệ thuật, lí tưởng, khát vọng của Vũ Như Tô.

Câu 4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Hướng dẫn trả lời:

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

  • Ông vẫn luôn tin rằng mình không hề có tội mà chỉ có công, bướng bỉnh, ảo vọng theo đuổi mục tiêu, hi vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Đến khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng tột độ. 
  • Vũ Như Tô đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là hiền tài. Vậy nên, khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông đau đớn, bàng hoàng, thất vọng đến mức tự yêu cầu được đưa đến pháp trường.

=> Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Bi kịch của ông bắt đầu từ chính khát vọng, mong muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau của ông. Sai lầm của ông là mượn quyền uy và tiền bạc của bọn bạo chúa để thực hiện, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân, vô tình tự đẩy mình thành kẻ thù của người dân lao động.

Câu 5. Theo em, chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?

Hướng dẫn trả lời:

  • Mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân

Câu 6. Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”. Theo em, Vũ Như Tô “phải” hay những kẻ giết Vũ Như Tô “phải”? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô đều không "phải" vì:

  • Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo. Ông là một người có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật của riêng mình. Nhưng ông cũng phạm sai lầm khi có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động: muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời sau nhưng lại mượn quyền uy và tiền bạc của bọn bạo chúa để thực hiện, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân, vô tình tự đẩy mình thành kẻ thù của người dân lao động. Sự thức tỉnh của Vũ Như Tố là quá muộn màng dẫ đến phải trả giá bằng cả tính mạng của mình.
  • Những người giết Vũ Như Tô không phải vì chúng đã giết đi một người nghệ sĩ tài ba, một thiên tài nghệ thuật mang trong mình hoài bão lớn là tô điểm cho đất nước thêm đẹp, tạo ra công trình lưu danh muôn đời.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Vĩnh biệt cửu trùng đài

Hướng dẫn trả lời:

- Giá trị nội dung

  • Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm.
  • Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy cao siêu muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

- Giá trị nghệ thuật

  • Khắc họa hình tượng nhân vật
  • Chú trọng thể hiện tính cách diễn biến tâm trạng nhân vật
  • Xây dựng các mâu thuẫn kịch tính
  • Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao
  • Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài.

Hướng dẫn trả lời:

  • Ca ngợi tài hoa hiếm có của kiến trúc sư Vũ Như Tô và hoài bão cao đẹp của ông nhưng cũng phê phán cách làm sai lầm của ông. 

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Vĩnh biệt cửu trùng đài.

Hướng dẫn trả lời:

1. Tác giả

  • Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), ông sinh ra trong một gia đình nhà nho có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện đông Anh, Hà Nội).
  • Bao trùm lên sáng tác của nhà văn là nguồn cảm hứng lớn về lịch sử. Viết văn để tỏ lòng yêu nước, đó là triết lí sống và là quan điểm sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi.”
  • Trong văn của ông luôn đầy chất thơ của cuộc sống và chất chứa những bài ca hy vọng, những bài học về tình thương yêu những người thân, xóm giềng, cộng đồng và đồng loại.
  • Tác phẩm chính: Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)...

2. Tác phẩm

- Tác phẩm được viết xong vào mùa hè năm 1941, tựa đề vào tháng 6 năm 1942.

-  Đoạn trích: thuộc hồi thứ V (Một cung cấm) của vở kịch Vũ Như Tô.

3. Bố cục

- Phần 1 (từ lớp I đến lớp VI): Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô với Đan Thiềm, cung nữ và nội giám, Vũ Như Tô bàng hoàng nhận ra bi kịch đang cận kề.

- Phần 2 (từ lớp VII đến lớp IX): Quân phản loạn đốt Cửu Trùng Đài và kết án Vũ Như Tô.

Câu 4. Phân tích tác phẩm Vĩnh biệt cửu trùng đài

Hướng dẫn trả lời:

Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tụt dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.

Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài giỏi, bị Lê Tương Dực – tên vua tàn bạo bắt xây Cửu Trùng Đài thành nơi để hắn ăn chơi, hưởng lạc. Là một người nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô đã không nhận lời dù có bị hắn đe dọa sẽ giết chết. Nhưng Đam Thiềm một cung nữ đã thuyết phục được ông xây Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu, lòng dân oán hận Vũ Như Tô bấy nhiêu. Lợi dụng tình thế đó Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là sự tiếp nối các sự kiện đang bị đẩy lên đến cao trào đó.

Mở đầu tác phẩm là tiếng hoảng hốt của Đam Thiền, khuyên Vũ Như Tô hãy mau trốn đi. Cơn biến loạn xảy ra ở kinh thành nên tình trạng của Vũ Như Tô hết sức nguy hiểm, nhưng Vũ Như Tô lại nhất định không trốn, không nghe lời khuyên của Đam Thiền bởi “Những người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cùng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu?”. Ông hi sinh hết mình cho nghệ thuật, ông cố thủ ở lại cũng mong Cửu Trùng Đài sẽ được hoàn thiện, để tranh tinh xảo với hóa công. Nhưng ông nào biết, chính quyết định đó đã khiến ông nhận lấy cái chết oan nghiệt, đến cả lúc chết ông vẫn không thể lí giải vì sao mình phải chết.

Khi nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài bản thân Vũ Như Tô đã mắc phải sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Nhưng tiền bạc đó chính là công sức, của cải của nhân dân, ông chỉ nhìn thấy cái bề nổi khi xây dựng xong Cửu Trùng Đài, mà không nhận ra phần sâu của sự việc. Cửu Trùng Đài càng đến ngày hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa ông với nhân dân càng lớn dần, họ căm ghét Vũ Như Tô bởi ông đã hạ lệnh giết chết những người bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường. Đó là hành động hết sức tàn nhẫn, đặt công trình lên trên tính mạng của thợ thuyền. Vũ Như Tô đã biến thành một kẻ đáng sợ, người dân không còn thấy hình ảnh của Vũ Như Tô gần gũi với nhân dân đâu nữa. Vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Ông không thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân.

Vũ Như Tô bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa: một bên là khát vọng nghệ thuật, một bên là đời sống của nhân dân. Bởi vậy, cuối cùng ông đã nhận lấy cái kết vô cùng bi thảm. Vũ Như Tô bị hiểu lầm và bị kết tội: Nhân dân coi bạo chúa và Vũ Như Tô là một là hai người gây ra tội ác: “Bạo chúa đã chết, còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây thành trăm mảnh”. Ông không chỉ bị nhân dân kết tội mà giấc mộng cuộc đời ông, ông đã dồn biết bao tài năng và tâm sức xây dựng Cửu Trùng Đài giờ cũng rơi vào tuyệt vọng, Cửu Trùng Đài bị phá hủy. Trước cảnh tượng Cửu Trùng Đài rực cháy, Vũ Như Tô rú lên kinh hoàng, tất cả giấc mộng đẹp tan tành, sụp đổ, đó là tiếng rú kinh hoàng, sợ hãi. “Thông thế là hết, dẫn ta đến pháp trường” – Vũ Như Tô người sáng tạo cái đẹp cũng bị giết. Cái chết của Vũ Như Tô là một kết cục tất yếu vì Cửu Trùng Đài là một công trình đẹp, tuyệt mĩ nhưng nó lại là biểu hiện của cái xấu, cái ác, nên tất yếu nó sẽ bị hủy diệt. Qua đó Nguyễn Huy Tưởng cũng nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ con người mới có thể tồn tại nếu không nó tất yếu sẽ bị diệt vọng.

Ngoài nhân vật Vũ Như Tô, ta cũng không thể không nhắc đến Đam Thiền. Bà là một cung nữ xinh đẹp, tài năng nhưng bị bỏ rơi. Đam Thiền là người yêu cái đẹp, cái thái độ “biệt nhỡn liên tài”, chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài điểm tô cho đất nước, cũng chính bà đã khuyên Như Tô trốn đi khi xảy ra biến loạn. Và bà tình nguyện ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài bởi “tôi chết đi không thiệt hại cho đời”. Cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng rơi vào bi kịch vỡ mộng: hi sinh tất cả danh dự tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài nhưng cuối cùng vẫn phải chết. Đau đớn hơn trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành. Người bà hết lòng bảo vệ là Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường.

Hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ kịch điêu luyện, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu lời thoại nhanh, gấp gáp, sử dụng những câu văn ngắn cho thấy tình thế cấp bách. Tính cách, tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét.

Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 11 bài 8, giải ngữ văn 11 sách cánh diều bài 8, Giải bài 8 Vĩnh biệt cửu trùng đài, bài 8 Vĩnh biệt cửu trùng đài

Xem thêm các môn học

Soạn bài văn 11 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 5. TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net