VĂN BẢN 2: TRÀNG GIANG
A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của tràng giang trong bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?
- Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.
- Trơ trọi, hoang vắng.
- Quạnh quẽ.
- Hoang vắng.
Câu 2: Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài Tràng giang có ý nghĩa:
- Thể hiện nỗi buồn và sự nhớ thương trước vũ trụ bao la, bát ngát.
- Thể hiện tâm trạng cô đơn của thi sĩ
- Thể hiện tâm trạng bâng khuâng của con người khi đối diện với thiên nhiên.
- Thể hiện sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ bao la đến rợn ngợp
Câu 3: Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian "tràng giang" trong khổ thơ thứ ba bài “Tràng giang” của Huy Cận, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?
- Điệp cú pháp và từ phủ định.
- Ẩn dụ.
- Âm hưởng, nhạc điệu.
- Cảnh ngụ tình.
Câu 4: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang” thể hiện ở điểm nào?
- Sử dụng hiệu quả thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đạt hiệu quả cao.
- Sử dụng thủ pháp tương phản và từ láy đạt đến sự điêu luyện.
- Lời thơ sinh động, giàu hình tượng và tính gợi tả.
Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu thơ nào dưới dây?
- Mênh mông không một chuyến đò ngang.
- Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
- Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- Mênh mông trời rộng nhớ sông dài.
Câu 6: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:
- nỗi hoài nghi.
- nỗi băn khoăn.
- nỗi tuyệt vọng.
- nỗi buồn.
Câu 7: Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
- Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
- Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê
- Thái độ trân trọng đối với con người quê hương.
Câu 8: Âm điệu chung của bài thơ là gì?
- Nhẹ nhàng, thanh thoát.
- Buồn man mác, sâu lắng.
- Vui tươi, hóm hỉnh, dí dỏm.
- Sinh động, nhộn nhịp.
Câu 9: Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ Tràng giang của Huy Cận?
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
- Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
- Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
Câu 10: Nỗi buồn mênh mông trước cảnh trời rộng sông dài được Huy Cận nhấn mạnh bằng ý thơ:
- Sự thiếu vắng những bến đò, cây cầu nối hai bờ tràng giang
- Sự thiếu vắng âm thanh cuộc sống con người
- Sự thiếu vắng màu sắc của khung cảnh thiên nhiên.
- Sự thiếu vắng hình ảnh của sự sống con người
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với tập “Lửa thiêng” của Huy Cận
- Bao trùm “Lửa thiêng” là một nỗi buồn mênh mông, da diết.
- Tràn ngập tập “Lửa thiêng” là bài ca ca ngợi tình yêu đôi lứa.
- Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ trong “Lửa thiêng” vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.
- Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu không sát nội dung cảm xúc của bài thơ "Tràng giang" được gửi gắm qua lời đề từ: "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài"?
- Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.
- Nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian.
- Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
- Cảm giác lạc lõng, bơ vơ giữa không gian.
Câu 3: Hình ảnh dòng sông trong bài thơ là biểu tượng cho điều gì?
A.Nỗi buồn nhân thế
- Dòng sông nhân thế
- Không gian vô cùng vô tận
- Tất cả đều đúng
Câu 4: Ý nào sau đây chưa đúng về nhà thơ Huy Cận
- Ông sinh năm 1919, mất năm 2005.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nhiều đời làm quan trong triều đình.
- Thơ thời kì trước Cách mạng tháng 8 mang một nỗi niềm u uất
- Sau Cách mạng tháng 8 thơ ông mang niềm vui hồ hởi hơn, đó là niềm vui xây dựng chế độ mới, và đấu tranh vì hòa bình dân tộc.
Câu 5: Trong khổ thơ hai bài Tràng giang của Huy Cận, từ nào không phải là từ láy?
- "chót vót".
- "chợ chiều".
- "đìu hiu".
- "lơ thơ".
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Bài thơ Tràng giang của Huy Cận được in trong tập thơ:
- Vũ trụ ca.
- Lửa thiêng.
- Đất nở hoa.
- Kinh cầu tự.
Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?
- Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi.
- Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, hần gũi.
- Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ.
- Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam.
Câu 3: Trong khổ hai bài Tràng giang của Huy Cận, thi sĩ dùng cái gì để diễn tả sự vắng lặng, cô tịch của không gian?
- Sự thiếu vắng hình ảnh sự sống con người.
- Sự thiếu vắng tình người.
- Sự thiếu vắng âm thanh và ánh sáng.
- Sự thiếu vắng âm thanh sự sống con người.
Câu 4: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của tràng giang trong bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?
- Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.
- Trơ trọi, hoang vắng.
- Quạnh quẽ.
- Hoang vắng.
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Nếu hình ảnh cành củi khô trong dòng thơ "Củi một cành khô lạc mấy dòng" được thay thế bằng một hình ảnh khác: "cánh bèo" thì sức gợi cảm của dòng thơ này chắc chắn sẽ thay đổi như thế nào?
- Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi.
- Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
- Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi.
- Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
--------------- Còn tiếp ---------------