Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối: Ôn tập học kì II

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập học kì II. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP HỌC KÌ II

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: VĂN BẢN

 Câu 1: Điểm nhìn trong tác phẩm tự sự có thể chia thành những loại nào?

  1. Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể
  2. Điểm nhìn bên ngoài và bên trong
  3. Điểm nhìn thời gian
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Lời người kể chuyện có vai trò gì?

  1. Miêu tả trần thuật đưa ra những phán đoán đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung theo dõi mạch kể của người đọc
  2. Miêu tả những phán đoán diễn biến của câu chuyện
  3. Hai đáp án trên đều đúng
  4. Hai đáp án trên đều sai

Câu 3: Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nhận xét:

  1. Như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
  2. Là bài ca về sự thương và tự thương
  3. Là nỗi niềm dằn vặt về nỗi đau mà bản thân từng trải qua
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là

  1. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.
  2. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
  3. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
  4. Cả A và B

Câu 5: Câu Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung có thể giải nghĩa như thế nào?

  1. Thực ra Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân giữ hộ.
  2. Kiểu không đành lòng lìa bỏ những kỉ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  3. Từ sâu thẳm trong lòng, Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân, hình như chỉ muốn nhờ Vân giữ hộ.
  4. Kiều chỉ trao duyên cho Vân, nhờ Vân định liệu, còn các kỉ vật thì nàng xin giữ lại.

Câu 6: Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ Độc tiểu thanh kí là gì?

  1. Tiếng nói cảm thương cho những số phận tài hoa mà bất hạnh.
  2. Tâm sự chua xót cho nỗi bất hạnh của chính mình.
  3. Tiếng nói căm hờn đối với những thế lực chà đạp con người.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 7: Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

  1. Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
  2. Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8: Những lời nói cũng như tư tưởng của bà Kiêm trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên ảnh hưởng như thế nào đến xã hội thời bấy giờ?

  1. Lên tiếng phê phán thối lói suy nghĩ tư tưởng cổ hủ coi đàn bà là tầng lớp thấp kém
  2. Đồng thời là tiếng nói của phụ nữ phải sống vì mình, sống hiện đại tân tiến
  3. Đàn bà cần phải có tiếng nói và được tôn trọng ngang với đàn ông
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Hệ quả của việc những cỗ máy AI mạnh sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại những sự kiện bất ngờ là gì?

  1. Khả năng chẩn đoán bệnh và phẫu thuật lập kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu
  2. Chăm sóc khách hàng được tự động hóa
  3. Những chú rô bốt với óc sang tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó tội phạm
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10:  Kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên được tổ chức vào năm:

  1. 1960
  2. 1964
  3. 1968
  4. 1972

Câu 11: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?

  1. Trái Tuân, Nhạc Phi
  2. Trái Tuân, Hàn Kì
  3. Trái Tuân, Nhạc Phi
  4. Hàn Kì, Phú Bật

Câu 12: Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  1. "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó".

B."Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ".

  1. "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ".
  2. "Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ".

Câu 13: Đoạn văn nào sau đây “biểu dương công trạng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, được nhân dân đời đời ngưỡng mộ, Tổ quốc đời đời ghi công”?

  1. “Nhớ linh xưa; cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chi biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
  2. “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sấm dao tu, nón gõ”.
  3. “Ôi! Một trận khói tan; ngàn năm tiết rỡ. (...) Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu đề thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”.
  4. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ”

PHẦN 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Câu 1: Tác dụng của phép lặp cú pháp là gì?

  1. Vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
  2. Làm trọn vẹn hoặc nhấn mạnh ý nghĩa, gia tăng cảm xúc
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Phép lặp cú pháp thường ít sử dụng nhất trong loại văn bản nào dưới đây?

  1. Nghệ thuật
  2. Chính luận
  3. Hành chính
  4. Báo chí

Câu 3: Phép đối có đặc điểm gì?

  1. Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
  2. Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
  3. Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
  4. Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
  5. Cả A, B, C và D đều đúng

Câu 4: Các hiện tượng phá vỡ quy tắc  ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học gồm?

  1. Tạo ra những kết hợp từ trái logic nhằm lạ hóa đối tượng được nói đến
  2. Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện
  3. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề câp. Đồng thời bổ sung chức năng mới cho dấu câu khi trình bày văn bản trên giấy.
  4. Tất cả 3 phương án trên

Câu 5: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”  có tác dụng gì?

  1. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất
  2. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 6: Các sơ đồ có tác dụng gì trong bài viết?

  1. A. Giúp người đọc hình dung được các mối quan hệ giữa các phần, các ý và đặc điểm của tổng thể một đối tượng nào đó.
  2. Tạo nên điểm nhấn trong cách triển khai bài viết.
  3. Tạo sự hài hoà giữa nội dung văn bản và hình ảnh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

  1. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  2. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  3. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
  4. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

Câu 8: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

  1. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
  2. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  3. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
  4. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 9: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

  1. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
  2. Lòng quê rờn rợn vời con nước
  3. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Biểu đồ cột dùng để làm gì?

  1. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ.
  2. Biểu thị tổng thể.
  3. Tính toán giá trị của các mục
  4. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 11 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 11 kết nối: Ôn tập học kì II

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Ngữ văn 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com