Bài tập 1. Tham gia chơi hoặc quan sát trò chơi Sóng xô và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trả lời:
Bài tập 2. Em hãy đọc câu chuyện Một li sữa và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trả lời:
Bài tập 3. Em hãy quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Trả lời:
Tranh 1: Bạn nam đã có hành động đáng khen ngợi, biết giúp đỡ bạn lúc bạn cần
Tranh 2: Hai bạn nữ trong tranh rất đáng khen, biết cảm thông, chia sẻ với bạn học lúc gia đình bạn có chuyện buồn
Tranh 3: Hành động của 2 bạn rất đáng khen, bạn đã biết cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tranh 4: Hành động của bạn nữ rất đáng khen, biết an ủi động viên bạn khi bạn buồn
Tranh 5: Hành động của bạn nhỏ trong tranh là chưa tốt, bạn ích kỷ, chưa biết cảm thông và chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình
Tranh 6: Bạn nhỏ đã thể hiện được sự thông cảm và có ý muốn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
- Những người đó, họ rất cần được giúp đỡ. và khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ cảm thấy tin tưởng vào cuộc sống hơn, sống vui vẻ hơn.
- Ai cũng có lúc gặp khó khăn, lúc nào mình có khả năng giúp được họ thì cứ giúp, vì biết đâu cũng sẽ có lúc mình cũng gặp khó khăn, cần được giúp đỡ như họ.
- Ở trường em, vào dịp khai giảng năm học mới, nhà trường đã tặng cho những học sinh nghèo vượt khó mỗi bạn một bộ áo quần mới để tới trường.
- Bạn Hà là một học sinh nghèo, tuy nhà xa trường nhưng không có xe đạp để đi học. Thấy vậy, bạn Tí ngày nào cũng đi xe đạp qua nhà chở Hà cùng đến trường.
Bài tập 4. Em hãy nối mỗi tình huống ở cột A với mỗi câu nói phù hợp ở cột B
A | B |
1. Khi bà gặp khó khăn về sức khỏe (chân yếu, mắt kém,...) và đang cần sự giúp đỡ | a. Để cháu giúp bà nhé! |
2. Khi bạn bè gặp khó khăn về sức khỏe (bị đau chân, bị đau mắt,...) nên không thể đi lại hoặc không có phương tiện đi lại | b. Nếu bạn muốn đi đâu có thể nói mình giúp nhé! |
3. Khi bạn bè gặp khó khăn về tinh thần (bị bố mẹ mắng, bị hiểu lầm,...) và cần sự động viên. | c. Chắc bố của bạn chưa hiểu bạn thôi. Mình nghĩ bố rất thương bạn. |
4. Khi quan sát thấy một bạn trong lớp có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, dấu hiệu bị ốm,... và cần sự hỗ trợ | d. Hình như bạn đang mệt. Mình sẽ nhờ cô giáo giúp bạn. |
5. Khi bạn bè gặp khó khăn về sức khỏe (bị ốm,...) không thể đi học và cần sự động viên. | e. Mình tin rằng bạn sẽ sớm khỏe thôi. Bạn cố gắng lên nhé! |
Trả lời:
1 - a
2 - b
3 - c
4 - d
5 - e
Bài tập 5. Em hãy viết lời thoại cho nhân vật vào bóng nói trong tranh để thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Trả lời:
Tranh 1: “Bà cụ xách nhiều đồ quá, mình nên xách giúp bà vài túi”
Tranh 2: “Cậu ấy có vẻ mệt, mình nên dìu bạn ấy xuống phòng y tế”
Bài tập 6: Em nên làm gì trong các tình huống dưới đây?
Tình huống 1:
Mấy hôm nay, Hưng không đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buồn bã thông báo:
- Như các em đã biết, mẹ bạn Hưng lớp ta bị ốm đã lâu, nay bố bạn ấy lại mới bị tai nạn giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải giúp bạn Hưng vượt qua khó khăn này.
Em hãy đề xuất những việc có thể làm trong khả năng của mình để giúp Hưng.
Tình huống 2: Lớp 4C có thêm một học sinh mới từ tỉnh khác chuyển về. Bạn tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo bạn mặc không giống với các bạn trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn nam trong lớp trêu chọc, nhại giọng nói và xì xào, bình phẩm về trang phục,... Điều này khiến Mây rất buồn và mặc cảm.
Hãy nêu ý kiến của em để giúp bạn Mây vượt qua khó khăn, tiếp tục đến lớp.
Trả lời:
Tình huống 1: Những việc em có thể làm để giúp Hưng là:
- Kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp ủng hộ tiền để hỗ trợ tiền thuốc men cho bố mẹ bạn Hưng.
- Trong thời gian rảnh, đến nhà bạn Hưng giúp đỡ một số công việc như dọn dẹp nhà cửa.
- Thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ Hưng.
Tình huống 2: Em sẽ bảo các bạn nam dừng ngay hành động trêu chọc bạn Mây và thường xuyên nói chuyện, tâm sự với Mây để bạn ấy hòa nhập vào môi trường mới.
Bài tập 7. Em hãy viết một đoạn văn thuyết trình về sự sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn theo gợi ý sau:
- Tại sao cần phải sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn?
- Em có sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói và hành động phù hợp với lứa tuổi không? Vì sao?
Trả lời:
Sự sẵn sàng cảm thông và giúp đỡ người gặp khó khăn là một trắc nghiệm mang tính nhân văn và giúp xây dựng môi trường sống tốt đẹp hơn. Tại sao chúng ta cần phải sẵn sàng cảm thông và giúp đỡ người gặp khó khăn? Đó là vì mỗi người trong chúng ta có thể trải qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Khi chúng ta hiểu được điều này và tỏ ra sẵn lòng đến với người khác, chúng ta xây dựng một xã hội đoàn kết và hỗ trợ.
Dựa trên lứa tuổi của mình, em cũng có thể sẵn sàng cảm thông và giúp đỡ người gặp khó khăn bằng cách sử dụng lời nói và hành động phù hợp. Những lời động viên và lời khuyên chân thành có thể giúp người khác vượt qua khó khăn và tạo ra sự động lực. Em cũng có thể chia sẻ những niềm vui và buồn của người khác, để họ cảm thấy được sự quan tâm và không cô đơn trong những lúc khó khăn.
Hành động nhỏ như giúp đỡ khi bạn ốm đau, chia sẻ tài liệu học tập, động viên khi bạn buồn, hoặc đồng hành cùng người khác trong các hoạt động xã hội cũng là những cách em có thể thể hiện sự sẵn sàng cảm thông và giúp đỡ. Bằng việc làm những điều này, em không chỉ tạo ra một môi trường tốt cho mình mà còn truyền cảm hứng cho người khác, khích lệ họ vượt qua khó khăn và phát triển bản thân.
Bài tập 8. Chia sẻ về những việc em đã làm để cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
Trả lời:
Những việc em đã làm để cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn:
- Giúp em nhỏ qua đường.
- Giúp mẹ đi mua thuốc khi mẹ bị bệnh.
- Cho bạn đi cùng xe tới trường khi xe đạp của bạn bị hỏng.
- Quyên góp sách vở, quần áo cho học sinh nghèo
- Xách đồ cho bà
Bài tập 9. Trang trí khung và tự nhận xét về hành động thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn mà em đã thực hiện tại trường học, gia đình, cộng đồng nơi em sinh sống.